Hồi Hộp Sò Huyết
Sò huyết đang có giá (trên 50.000 đồng/kg) nhưng người nuôi sò huyết cũng không mặn mà lắm, bởi có nhiều rủi ro rình rập.
Đó là giá tại sân, ngoài thị trường sò huyết có giá đến 70.000-80.000 đồng/kg. Theo các thương lái ở Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre), nguồn hàng gom không đủ để chở một chuyến xe, sò huyết thật sự đang rất hút hàng. Ba Tri tập trung nuôi sò huyết ở các xã Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, với 1.150ha. Bình Đại có diện tích 3.000ha để nuôi sò và nghêu. Bà con xem đây như một làng nghề truyền thống, họ tận dụng đất bãi bồi ven sông, rạch để nuôi gần như quanh năm.
Từ cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, giá sò huyết tại bãi liên tục tăng, loại 80 con/kg có giá hơn 60.000 đồng/kg. Người nuôi sò phấn khởi nhưng nhìn lại thì “có kẻ cười, người khóc” - ông Nguyễn Văn Trung ở ấp Thạnh Lộc, xã Bảo Thạnh (Ba Tri) cho biết.
Theo anh Nguyễn Văn Sơn ở ấp Phước Bình, xã Thạnh Phước (Bình Đại), nếu nuôi sò huyết tỷ lệ hao hụt ở mức 50-60% con giống (loại từ 5.000-10.000 con/kg) thì người nuôi có lãi. Với giá sò hiện tại, người nuôi có lãi ròng nhưng chưa phải ai có sân sò là có sản lượng. Cá biệt có hộ đến kỳ thu hoạch chỉ kiếm được vài chục ký hoặc mất trắng.
Tại xã Bảo Thuận và Bảo Thạnh, có gần 140ha đất ven sông Ba Lai nuôi sò huyết. Diện tích bỏ nuôi cũng khá nhiều. Số hộ nuôi trong năm không lớn, năng suất và sản lượng đạt thấp.
“Bây giờ nắng nóng với nhiệt độ cao, sò đang chết dần ở nhiều sân bãi (xã Tân Xuân), lịch xả cống đập Ba Lai không biết chừng nào. Bà con rất lo sò tiếp tục chết nhiều trong những ngày tới” - một nông dân ở ấp Thạnh Lộc, xã Bảo Thạnh lo ngại.
Ông Trung cũng sốt ruột, nắng mấy bữa nay, hiện tượng sò chết đã xuất hiện ở bãi sò của gia đình, ông đang tập trung để di dời ra chỗ sâu hơn bởi cũng gần tới ngày thu hoạch. Người dân không mấy mặn mà với sò huyết có rất nhiều nguyên nhân, thứ nhất là chất lượng con giống và nguồn giống tại địa phương ngày càng khan hiếm, thứ nhì là do biến đổi khí hậu, nguồn nước bị ô nhiễm.
Giống thì tỷ lệ chết rất nhiều, lại nuôi chậm lớn, rủi ro và đồng vốn bỏ ra cũng cao. “Bây giờ thời tiết đang chuyển mùa, mưa xuống là sò sẽ bị sốc nước, chết nhiều hơn nữa” - anh Nguyễn Văn Sơn than thở.
Có thể bạn quan tâm
Từ ngày 1.7.2012, hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước.
Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút.
Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.
Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao
Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.