Lớp Học Hiện Trường Về Nuôi Tôm Công Nghiệp
Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.
Lớp học thu hút sự quan tâm của 20 học viên là nông dân đang có nguyện vọng nuôi tôm công nghiệp và muốn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lớp học diễn ra với hình thức cầm tay chỉ việc. Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh kết hợp với địa phương chọn đối tượng thả nuôi tôm công nghiệp thí điểm làm mô hình trình diễn trực quan cho lớp học.
Hiện tại tôm sú nuôi theo mô hình trình diễn này đã hơn 100 ngày tuổi với trên 32 con/kg. Ước sản lượng thu hoạch từ 7 đến 8 tấn/ha. Từ mô hình trình diễn này các kiến thức có liên quan như cách cải tạo ao nuôi, chọn con giống, phòng chống dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi tôm được truyền dạy cụ thể.
Bên cạnh đó, kiến thức về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, không sử dụng thuốc hóa chất thú y thủy sản cấm lưu hành cũng được phổ biến chi tiết giúp nông dân ý thức hơn về đảm bảo chất lượng hàng thủy sản trong quá trình nuôi.
Thông qua lớp học tại hiện trường, người học cũng được tập huấn về cách xử lý và quản lý môi trường nước, kiểm tra sức khỏe tôm nuôi qua từng giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, họ còn được trang bị vốn kiến thức cơ bản trước khi ứng dụng đầu tư nuôi tôm công nghiệp sao cho thực sự có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 26.10, đại diện Phòng NNPTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, kết thúc 2 vụ nuôi tôm sú và thẻ chân trắng năm 2015, phần lớn ngư dân địa phương đều bị lỗ vốn trên diện tích đầu tư 650ha, do dịch bệnh tàn phá các ao nuôi.
Chạch bùn là loại cá thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng, nhưng từ trước đến nay loại cá này chủ yếu được khai thác từ thiên nhiên nên hiệu quả kinh tế không cao.
Hiện mô hình nuôi tôm ao nhỏ khoảng 2.000m2 có xi phông đáy đang được nhiều trang trại khác ứng dụng. Tân Nam cũng là điểm sáng trong việc bảo vệ môi trường và cộng đồng.
Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang vẫn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, chăm sóc quản lý sức khỏe cá...
Trước đây, người dân chỉ bắt sò giá loại lớn để làm thức ăn cho tôm hùm. Nhưng hiện nay, vì thương lái đổ xô mua loại sò này với giá cao nên người dân khai thác triệt để.