6,9 Triệu Cây Cà Phê Giống Mới Đã Được Phân Phối Tới Nông Dân
Với sự hợp tác hiệu quả giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và công ty Nestlé Việt Nam, sau 3 năm triển khai, dự án NESCAFÉ Plan hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai đã thu được nhiều kết quả nổi bật.
Cụ thể, đến quý 3/2014, dự án đã phân phối gần 6,9 triệu cây giống cà phê cho nông dân, tăng gấp 91 lần so với lúc triển khai chương trình vào năm 2011 (76.000 cây), 2012 (786.000 cây), 2013 (2.060.000 cây), 2014 (4.000.120 cây). Số nông dân nhận được cây giống trong thời gian đó cũng tăng từ khoảng 300 người lên trên 19.000 người.
Ngoài ra, chương trình cũng tác động tích cực đến việc cung ứng trên 16 tấn hạt giống tốt, chất lượng cao của WASI để bà con nông dân tự ươm giống, phục vụ tái canh trên diện tích cà phê già cỗi. Bên cạnh đó, cũng đã có khoảng 21.000 nông dân được tập huấn kỹ thuật dựa trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững.
Trong những năm gần đây, vấn đề cây cà phê già cỗi ngày càng trở nên nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên vì năng suất cây cà phê già bị sụt giảm tới 50%. Diện tích cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi nay đã chiếm hơn 20% trên toàn Tây Nguyên, nâng diện tích phải trồng mới trong 10 năm tới khoảng 140 - 150 nghìn hecta.
Trong khi đó, việc trồng lại cây con không hề đơn giản vì cây con dễ bị tuyến trùng tấn công, có trường hợp tỷ lệ chết lên đến 50%. Đây cũng là vấn đề được đặt ra gay gắt từ nhiều năm qua, đe dọa nghiêm trọng đến tính bền vững của một ngành xuất khẩu chủ lực và khiến người nông dân phải chứng kiến năng suất vườn cà phê của mình xuống dốc qua từng năm.
Việc lai tạo những giống cà phê mới với năng suất cao, kháng chịu sâu bệnh tốt đã được WASI tiến hành từ nhiều năm qua và đã tạo ra những giống cà phê mới đầy hứa hẹn. Đi cùng với hoạt động hỗ trợ cây giống, trong khuôn khổ dự án NESCAFÉ Plan các dịch vụ hỗ trợ miễn phí cho nông dân cũng được triển khai, bao gồm tập huấn kỹ thuật và cung cấp kiến thức chuyên môn canh tác cà phê bền vững, tập huấn về thu hoạch và sau thu hoạch, tưới tiết kiệm, làm phân vi sinh từ vỏ cà phê...
Theo kế hoạch đến cuối năm 2014, dự án NESCAFÉ Plan sẽ chuyển giao 7 triệu cây giống và tổ chức tập huấn cho 24.000 nông dân trồng cà phê tại những vùng trồng cà phê trọng điểm tại 5 tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.
Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.
Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.
Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.