Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Đỏ Đồng Và Đốm Trắng

Thanh Long Đỏ Đồng Và Đốm Trắng
Ngày đăng: 15/08/2014

Lo ngại kép

Thời điểm này dạo qua các vùng trồng thanh long ở Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), đâu đâu cũng một màu đỏ.

Thanh long đang chín đỏ trên cây ơ hờ. Các vườn đã thu hoạch xong thì sạch nhưng xung quanh, nơi đường đi, bờ đất nhấp nhô, bờ mương, bãi đất bỏ hoang ở phía xa… đều thấp thoáng màu đỏ của thanh long chín đổ từng đống, vung vãi lớp cũ, lớp mới.

Theo các nhà vườn thanh long, mùa chính vụ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8, năm nào cũng thế, ngoại trừ năm 2013, thanh long đều có thời điểm rớt giá rất thấp, ứng vào những khi “dội chợ” do các loại trái cây khác thu hoạch rộ.

Năm nay cũng không ngoại lệ, giá thanh long cao nhất chỉ 3.000 - 4.000 đồng/kg, dù ước tính sản lượng lưu thông trên thị trường không tăng mấy. Bởi ngay từ đầu vụ, nhiều nhà vườn đã lặt bỏ búp mấy lần, không cho trái, vì lo ngại bệnh đốm trắng sẽ lan rộng trong vườn. Họ dưỡng cây để chong điện đón vụ nghịch, vụ mà theo kinh nghiệm nông dân cho rằng có thể góp phần khống chế bào tử nấm đốm trắng phát sinh, nhờ khô ráo.

Còn diện tích cho trái vụ này thì đã có một sản lượng lớn bị loại tại vườn do trái bị đốm trắng hoặc nậu vựa nghi ngờ những loại trái xếp vào thùng sẽ lây lan bệnh nên phải bỏ đi. Nhà vườn bị lỗ nặng, tạo ra một mùa thanh long thất bát là chuyện đã rồi. Điều đáng nói qua đó báo động nhiều vấn đề.

Đó là tình trạng bệnh đốm trắng đang và sẽ lây lan nhanh, nếu như những đống thanh long bị bệnh vứt tràn lan trên không được xử lý bằng cách rải vôi theo đúng quy trình.

Bây giờ, đang còn mùa mưa, khi mưa xuống sẽ mang bào tử nấm đốm trắng gieo rắc đến bất cứ đâu mà nguồn nước đi qua. Từ đó càng khó tiêu diệt được mầm bệnh, dù từ vài tháng trước, người dân ở một số vùng thanh long đã áp dụng quy trình tạm thời về phòng trừ đốm trắng.

Không ít vườn, người dân tuân thủ quy trình thực hiện, bơm xịt thuốc khống chế bệnh, dọn vườn sạch sẽ đã khống chế được bệnh dưới 30% diện tích. Vấn đề kéo theo khác là an toàn vệ sinh thực phẩm trên trái thanh long, khi càng ngày yêu cầu của các nước nhập khẩu đối với mặt hàng này càng khắt khe, nếu không đáp ứng kịp sẽ mất thị trường theo thời gian, trong khi thị trường nội địa đang bỏ trống.

Triển vọng thị trường nội địa

Tình trạng ứ đọng của thanh long chính vụ với giá rẻ đã và đang thúc nhiều người đưa hàng đến các chợ bán lẻ. Tại chợ Phú Thủy (TP. Phan Thiết), cả tháng qua đã xuất hiện nhiều hàng bán thanh long, có giá từ 3 - 7 ngàn đồng/kg, ước tính mỗi ngày tiêu thụ khoảng dăm ba tấn và hầu như hàng đem bán ngày nào đều hết ngày ấy, vì trái bày bán luôn tươi, không mất tai.

Người mua thanh long phối hợp với sữa, yaout… chế biến thành nhiều món giải khát rất bổ, khỏe, nhất là cho người cần giảm cân, bị tiểu đường… Một chợ phường nhưng đã có sức tiêu thụ chừng ấy nên có thể hình dung, nếu thanh long Bình Thuận được phân phối sâu theo các kênh tiêu thụ như siêu thị, các chợ trong toàn quốc thì sẽ góp phần ổn định đầu ra đến thế nào.

Theo Đề án nghiên cứu mở rộng thị trường thanh long được UBND tỉnh phê duyệt vào giữa năm 2013, thanh long Bình Thuận đã có mặt ở thị trường các thành phố lớn và các tỉnh, thành phố khác; trong đó chủ yếu là khu vực phía Bắc… Các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế - đóng gói thanh long cung ứng hàng đến lực lượng nậu vựa, thương lái tại các chợ đầu mối rồi từ đó thanh long được cung cấp đến các chợ ở địa bàn thành phố, huyện, thị, xã và cả siêu thị.

Tại thành phố Hồ Chí Minh có hai chợ đầu mối chuyên kinh doanh phân phối các loại trái cây, trong đó có thanh long là chợ đầu mối huyện Thủ Đức với lượng thanh long bình quân về một ngày khoảng 150 tấn và chợ đầu mối huyện Hóc Môn 15 tấn/ngày. Tuy nhiên, lượng thanh long này không chỉ từ Bình Thuận vào mà còn của Long An, Tiền Giang lên.

Còn tại Hà Nội cũng có hai chợ đầu mối trái cây tương tự, và điều đáng mừng là thanh long Bình Thuận đang chiếm lĩnh thị trường phía Bắc. Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam là nơi tiếp nhận hầu hết thanh long của các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế đóng gói thanh long của các tỉnh phía Nam vận chuyển đến, nhưng trong đó chủ yếu là thanh long của Bình Thuận với bình quân khoảng 300 tấn/ngày.

Còn chợ đầu mối Long Biên tiếp nhận thanh long từ trung tâm trên hoặc nhận trực tiếp từ các doanh nghiệp kinh doanh thanh long ở Tiền Giang và chủ yếu là ở Bình Thuận qua các xe tải liên tỉnh. Qua khảo sát, tại chợ này có 4 nậu vựa là nhà phân phối thường xuyên thanh long của một số doanh nghiệp ở tỉnh. Trong khi đó, tại hệ thống các siêu thị thì thanh long Bình Thuận được bày bán rất ít, có rất nhiều siêu thị như Fivimart, Maximark, Citimart… có bán thanh long nhưng của các tỉnh khác.

Còn thanh long Bình Thuận bán lẻ tại các chợ truyền thống ở các tỉnh, thành phố miền Nam, miền Trung, miền Bắc chưa nhiều, chưa thường xuyên; giá cả thanh long không ổn định và thiếu đầu mối phân phối hàng hóa. Vì thế, để đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa, cụ thể qua các kênh trên, có nhiều việc mà các sở ngành liên quan và nhất là doanh nghiệp cần làm ngay và làm đồng bộ.

Bệnh đốm trắng đang và sẽ lây lan nhanh, nếu như những đống thanh long bị bệnh vứt tràn lan không được xử lý bằng cách rải vôi theo đúng quy trình.


Có thể bạn quan tâm

Cà Phê Chứng Nhận Tìm Đầu Ra Thông Thoáng Cà Phê Chứng Nhận Tìm Đầu Ra Thông Thoáng

Theo TS Trần Công Thăng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), đầu vụ cà phê 2014/2015, giá cà phê đang có diễn biến khác quy luật. Cụ thể, nếu như trước đây, khi vào vụ mới, giá cà phê thường giảm, thì ngược lại, giá cà phê trong nước và giá cà phê XK đều đang tăng.

05/12/2014
Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa Lên Đến 13.700 Tỉ Đồng Mỗi Năm Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa Lên Đến 13.700 Tỉ Đồng Mỗi Năm

TS Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết như vậy vào hôm qua (17/7), trong buổi báo cáo chuyên đề về thực trạng và giải pháp sau thu hoạch, góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL tại Techmart công nghệ sau thu hoạch 2014 ở Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM.

18/07/2014
Lấy Lại Niềm Tin Cây Mía Lấy Lại Niềm Tin Cây Mía

Nay đã có câu trả lời, niên vụ ép này Cty Đường Bình Định bắt đầu khởi động vào ngày 4/12/2014, giá thu mua cao, cam kết trả tiền sau 3 ngày. Vụ trồng mía 2014-2015, Cty vẫn tiếp tục có chính sách đầu tư cho cả 2 vùng nguyên liệu Bình Định và Đông Gia Lai.

05/12/2014
Chú Trọng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Phát Triển Tài Sản Trí Tuệ Chú Trọng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Phát Triển Tài Sản Trí Tuệ

Việc khai thác tối ưu, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường được sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà còn từng bước phát triển doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho đơn vị. Vì thế, các cơ quan chức năng đã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.

18/07/2014
Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện cả DN lẫn nông dân đều lo lắng là dịch bệnh trên thủy sản (chủ yếu trên tôm nước lợ) như đốm trắng, gan thận… gây thiệt hại và ảnh hưởng tới mục tiêu XK. Do đó, việc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thủy sản đi vào hoạt động là một bước để hướng tới kiểm soát hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản an toàn, gia tăng giá trị XK.

05/12/2014