Long An Tìm Giải Pháp Chế Biến, Tiêu Thụ Chanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội thảo tìm giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ, chế biến chanh trên địa bàn tỉnh Long An. Đến dự hội nghị có Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam tại TP.HCM - Nguyễn Văn Kỳ, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành.
Cây chanh được trồng tại Long An từ những năm 2000, với diện tích ban đầu khoảng 45ha. Tuy nhiên, tính đến tháng 12-2014, diện tích chanh đã tăng lên đến 5.773ha, sản lượng khoảng 83.000 tấn. Hiện sản phẩm này không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà đã vươn ra thị trường xuất khẩu. Chanh được trồng nhiều ở các huyện: Bến Lức, Đức Huệ, Đức Hòa, Thủ Thừa và Thạnh Hóa.
Trong 5.773ha, đã có 4.150ha đang thu hoạch, năng suất bình quân 200 tạ/ha. Những năm gần đây, do giá chanh ổn định, có khả năng xuất khẩu tốt và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên diện tích ngày càng tăng, bảo đảm thu nhập cho nông dân.
Với mục tiêu phát triển thành vùng sản xuất chanh thương phẩm, tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho cả người sản xuất và doanh nghiệp, hướng đến xuất khẩu bền vững, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2800/QĐ-UBND, ngày 21-8-2014 về việc phê duyệt Đề án "Sản xuất và tiêu thụ chanh thương phẩm tỉnh Long An". Dự kiến phát triển diện tích sản xuất chanh đến năm 2020 là 10.000ha, thực hiện sản xuất theo hướng VietGap, sử dụng công nghệ bảo quản, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Long An là tỉnh sản xuất chanh lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích chiếm hơn 27% tổng diện tích vùng và trên 15% diện tích cả nước. Hiện diện tích chanh đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn VietGap là 60ha, vượt chỉ tiêu đặt ra cho việc xây dựng mô hình là 40ha. Tuy nhiên, với diện tích 5.773ha chanh trên địa bàn tỉnh hiện nay thì con số này còn khá khiêm tốn.
Ông Nguyễn Văn Kỳ cho biết, theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của trái cây (không có rau màu) sang thị trường EU trong tháng 10-2014 đạt 26.885.468,9 USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của trái chanh chiếm tỷ lệ cao nhất, với 8.839.560,9 USD, chiếm 33,6%, kế tiếp mới đến thanh long và khóm. Nếu trái chanh của Việt Nam nói chung và chanh Long An nói riêng được đầu tư đúng hướng, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm thì kim ngạch xuất khẩu của trái chanh sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến các đại biểu hợp tác xã trồng chanh cho rằng, để phát triển sản xuất và tiêu thụ chanh một cách bền vững, cần tập trung vào các yếu tố như: Quy hoạch ổn định vùng sản xuất cây chanh phù hợp với điều kiện tự nhiên; tăng cường kiểm tra phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả gây ảnh hưởng đến người sản xuất.
Nhà nước cần quan tâm đến các doanh nghiệp thu mua nông sản, có chính sách ưu đãi về giá cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP; đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo đảm phục vụ sản xuất và bảo vệ an toàn cho cây chanh, nhất là trong mùa lũ. Cần thiết phải có chính sách hỗ trợ nông dân qua các lớp tập huấn, chi phí đánh giá và chứng nhận VietGap lần đầu; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất thông qua các tổ chức tập thể làm hạt nhân.
Phải có sự liên kết giữa các hộ nông dân sản xuất chanh, liên kết giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất chanh thành những liên hiệp hợp tác xã đủ mạnh trong sản xuất và có khả năng cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng ra thị trường những sản phẩm chanh mang nhãn hiệu Long An...
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.

Trung tuần tháng 9, chúng tôi về xã Hải Tây (Hải Hậu). Trong khi ở nhiều địa phương khác, lúa mùa mới đang bắt đầu trỗ thì hầu hết các cánh đồng của Hải Tây, lúa đã chín đỏ, chuẩn bị cho thu hoạch.

Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.

Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.

Có lẽ, ít người biết rằng để bảo tồn nguồn gene ngựa Việt, từ hàng chục năm qua có một trung tâm chuyên nuôi dưỡng, bảo tồn và lai tạo những giống ngựa thuộc loại quý hiếm cho nước ta - được đặt ở một nơi khá kín đáo thuộc khu Việt Bắc. Đây cũng là “lò” sản xuất ngựa đầu tiên và lâu đời nhất ở nước ta.