Nhân Rộng Đàn Lợn Có Gene Kháng Stress

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn có gene kháng stress đang là chủ trương tích cực của ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là vùng ngoại thành, nhằm tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi tập trung.
Tuy mới trong giai đoạn khởi đầu nhưng mô hình đã cho những kết quả khả quan. Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết: Dự án phát triển đàn lợn có gene kháng stress được triển khai từ 7/2012, được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu từ giống lợn Piétrain kháng stress của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, do Vương quốc Bỉ tài trợ. Trải qua quá trình nghiên cứu lai tạo, đàn lợn hạt nhân đã đáp ứng thường xuyên số lượng tinh lợn giống cho các đơn vị, cơ sở đặt hàng, bình quân 3.000 liều/tháng.
Hiện, TP có 3 đơn vị đảm nhiệm vai trò trung gian, liên doanh đặt hàng và cung cấp tinh lợn giống cho các trang trại chăn nuôi, gồm: Công ty TNHH MTV gia súc Hà Nội, Xí nghiệp giống vật nuôi Hà Nội, HTX dịch vụ Hòa Mỹ (Ứng Hòa).
Theo PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, Giám đốc Trung tâm giống lợn chất lượng cao, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Giống lợn Piétrain có gene kháng stress có nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống lợn đang được nuôi phổ biến ở nước ta. Giống lợn này cho hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều lần do tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh, khả năng sinh sản tốt.
Hiện nay, trên địa bàn TP đang phát triển và nhân rộng giống lợn này ở một số trang trại và hộ gia đình chăn nuôi. Trong thời gian tới, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển và nhân giống lợn, đặc biệt duy trì và phát huy tối đa gene của con giống "ông bà" (giống nguyên chủng). Trên thực tế, cần xây dựng nhiều chuỗi chăn nuôi liên kết để cung cấp sản phẩm cho thị trường nhằm thay thế sản phẩm truyền thống. Vì vậy, mở rộng chăn nuôi và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ được coi là nhiệm vụ hàng đầu với mục tiêu "chăn nuôi gắn với tiêu thụ".
Có thể bạn quan tâm

Theo lịch thời vụ, các hồ đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 năm 2013 được gần 20 ngày. Nhưng nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh hiện vẫn án binh bất động. Nhiều diện tích hồ nuôi tôm trên cát bỏ hoang phế vì liên tục thất bại.

Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.

Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương.

Thiếu vốn để sản xuất, chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ bất ổn cũng như công tác thông tin, dự báo thị trường còn hạn chế là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản nói chung và sản xuất, tiêu thụ cá tra nói riêng của tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, kết thúc vụ cá ngừ đại dương năm 2012, sản lượng đạt cao nhất từ trước đến nay với hơn 4.000 tấn nhờ người dân chuyển từ nghề câu vàng truyền thống sang câu tay kết hợp đèn pha. Tuy nhiên, chính cách câu này làm giá cá rớt thê thảm.