Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợn Rừng Ở Thạch Gia Trang

Lợn Rừng Ở Thạch Gia Trang
Ngày đăng: 20/04/2012

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

Theo chân Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Lạc Sơn - Bùi Văn Diển, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi lợn rừng của anh Lã Hữu Thương, cách trung tâm huyện chừng khoảng 2 cây số. Vừa dựng xe ở cổng, một người đàn ông với dáng người cao gầy, nước da ngăm đen hồ hởi ra đón khách, qua lời giới thiệu của ông Diển, chúng tôi biết đó là anh Lã Hữu Thương người trực tiếp quản lý trang trại.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại rộng gần 4000 m2, anh tâm sự: “Trước kia vùng đất này còn khá hoang sơ, cỏ mọc um tùm, dân cư thưa thớt, đường đi lối lại cũng chưa có, nhưng được cái địa hình nơi đây khá thuận lợi xây dựng một khu chăn nuôi. Nung nấu ý tưởng ngay từ khi ra trường và với sự quyết tâm tạo lập riêng cho mình một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Nghĩ là làm anh đã làm đơn vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam để đầu tư. Anh đã xây dựng tường bao, chia ô làm chuồng nuôi lợn rừng. Được sự giúp đỡ, ủng hộ của người thân, anh em bạn bè làm cho anh càng vững tin thực hiện ước mơ của mình”.

Trước khi đầu tư nuôi lợn rừng, anh đã nghiên cứu tìm tòi và học học ở rất nhiều nơi từ Bắc vào Nam. Anh Thương đặt chân đến những trang trại chăn nuôi lợn rừng có tiếng như ở Văn Chấn (Yên Bái) điển hình như trang trại của cô Từ Thị Bình - tại đây anh đã học hỏi được rất nhiều kiến thức từ cách chọn giống đến cách chăm sóc... Không dừng lại anh còn lặn lội đến Nha Trang (Khánh Hòa), Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh) để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ những hộ chăn nuôi đi trước. Để rồi đến năm 2008 anh thành lập lên trang trại lợn rừng với cái tên rất ấn tượng “Thạch gia trang”.

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” anh bắt đầu khởi nghiệp bằng 1 đôi nhím và 3 đôi lợn rừng mua từ trại giống của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm qua một thời gian nuôi từ 3 đôi lợn rừng đến nay trang trại của anh lên đến 150 con trong đó có 32 lợn nái và 2 con đực giống. Tuy mới bước vào tuổi 32 nhưng anh đã trực tiếp cai quản trang trại cơ ngơi tiền tỷ. Quen chăn nuôi lại còn có kinh nghiệm học chuyên ngành Thú y ra, nên mọi việc đều rất thuận lợi với anh.

Theo anh nuôi lợn rừng không khó có khi còn dễ hơn lợn nhà vì lợn rừng là loài sống hoang dã bản tính ăn tạp nên chúng không “kén” một thứ gì. Chi phí chăn nuôi thấp trong khi giá thành lại cao hơn nhiều lần nuôi lợn nhà. Đặc biệt, lợn rừng có sức đề kháng cao, ít xảy ra dịch bệnh. Sản phẩm thịt lợn rừng thơm ngon, thịt gần như không có mỡ, da dầy và giòn rất hấp dẫn với khách hàng được thị trường ưa chuộng. Từ lợn rừng giống đến lợn thịt đều được xuất đi các tỉnh thành khác như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…

Qua thực tế chăn nuôi, anh Thương còn cho biết mỗi ngày một con lợn rừng trưởng thành ăn hết lượng thức ăn khoảng 25.000 đồng, nếu chịu khó trồng cỏ, sắn cho chúng ăn thì lượng tiền bỏ ra mua thức ăn cho lợn mỗi ngày còn ít hơn. Chỉ sau 4 tháng nuôi, mỗi con lợn sẽ đạt trọng lượng từ 15 - 20 kg và có thể xuất bán. Gía trị thương phẩm của lợn hiện nay trên thị trường có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; giá lợn giống là 300.000 đồng/kg. Mỗi năm, một con lợn rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5 - 8 con lợn con.

Hiện nay trang trại lợn rừng của gia đình anh mỗi năm cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng. Gỉải quyết việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng và một số lao động theo thời vụ khác. Cuối năm nay anh tiếp tục mở rộng thêm một khu chăn nuôi lợn nái siêu nạc với số lượng khoảng 200 con. Không chỉ nuôi lợn rừng anh Lã Hữu Thương còn chăn nuôi thêm gà và nhím để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Agroviet 2014 Kết Nối Giao Thương Nông Sản Việt Agroviet 2014 Kết Nối Giao Thương Nông Sản Việt

Với chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, hơn 400 gian hàng trong đó có nhiều gian hàng đến từ các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi tham gia trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng bao gồm các sản phẩm nông lâm thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị cơ khí công nghệ phục vụ cho sản xuất, chế biến cho bảo quản nông sản….

15/11/2014
Tham Quan Mô Hình Khuyến Nông Hiệu Quả Tại 3 Tỉnh Tây Bắc Tham Quan Mô Hình Khuyến Nông Hiệu Quả Tại 3 Tỉnh Tây Bắc

Thực hiện chương trình đào tạo huấn luyện khuyến nông giữa Trung tâm khuyến nông (TTKN) Quốc Gia và TTKN tỉnh năm 2014; Từ ngày 4 -11/11, TTKN tỉnh tổ chức đoàn khảo sát, học tập các mô hình nông nghiệp hiệu quả tại 3 tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai.

15/11/2014
Xen Canh Trong Vườn Cao Su, Cách Làm Hiệu Quả Xen Canh Trong Vườn Cao Su, Cách Làm Hiệu Quả

Để người dân trồng cao su tăng thu nhập, nhất là khi vườn cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản chưa khai thác mủ, 2 năm (2013 - 2014), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc (Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày trên nương cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.

15/11/2014
Đa Dạng Nguồn Vốn Để Xóa Đói, Giảm Nghèo Đa Dạng Nguồn Vốn Để Xóa Đói, Giảm Nghèo

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, năm 2014, toàn tỉnh giảm 3,7% hộ nghèo so với năm 2013. Mục tiêu giảm nghèo bền vững được thực hiện tích cực, đồng bộ, trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai tại địa phương, như: Nghị quyết 30a, Chương trình 135, dự án Giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB)...

15/11/2014
Thực Phẩm Organic Được Ưa Chuộng Thực Phẩm Organic Được Ưa Chuộng

Trên thế giới, thực phẩm hữu cơ rất đa dạng, từ thực phẩm tươi, như: sữa, thịt, trứng, cá, rau quả... đến thực phẩm chế biến. Tại Việt Nam, sản phẩm hữu cơ phổ biến với người dùng chủ yếu là gạo, rau quả và một số loại thực phẩm chế biến nhập khẩu.

15/11/2014