Làm Giàu Trên Đỉnh Khău Choong

Qua 6 km đường đất vòng vèo uốn lượn, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Hoàng Văn Bổn- Dân tộc Tày, trang trại của anh vắt vẻo trên đỉnh núi Khău Choong ở Nghĩa Đô (Bảo Yên- Lào Cai), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục ý chí quyết tâm làm giàu của anh.
Năm 2000, khi cuộc sống nghèo đói, nhà đông con, thu nhập thấp, anh Bổn cùng gia đình rời nhà lên lập trang trại trên đỉnh núi với hy vọng thoát nghèo bằng sự nỗ lực của cả gia đình.
Ban đầu, với hai bàn tay trắng không một tấc đất cắm dùi, anh đã phải trải qua rất nhiều công việc nặng nề vất vả như: làm phụ hồ, lấy củi… Tuy nhiên, đời sống gia đình vẫn không được cải thiện.
Tại vùng đất mới có lợi thế về đồi cỏ, ruộng, nguồn nước nhiều, anh xây dựng chuồng trại chăn nuôi trâu, đắp đập đào ao thả cá, kết hợp với khai phá đất để trồng sắn, trồng rừng từ đất núi cao. Nguồn thu nhập từ cây sắn được anh tiếp tục đầu tư mua trâu, cá giống, chăn nuôi ngan, gà thịt và trồng rừng.
Tâm sự với chúng tôi, anh Hoàng Văn Bổn cho biết: Thời gian đầu, anh và gia đình gặp không ít khó khăn, đường lên trang trại xa, trên 5 km ngược dốc núi. Mặt khác, ở trên đó thiếu thốn đủ thứ, không có thông tin, không có điện, phải quyết tâm lắm, anh mới trụ lại được trên đỉnh núi này.
Hiện nay, trang trại của gia đình anh Hoàng Văn Bổn đang ngày càng khởi sắc. Anh phát triển được 7 con trâu, 6 con bò đã cho sức kéo và thịt cùng với đó là hơn 200 con gà đã vào giai đoạn đẻ trứng và lấy thịt, loại vịt cỏ có nguồn gốc bản địa với gần 100 con đã và đang thu hút nhu cầu của người dân.
Thế rồi, những vất vả đó đã được đền đáp, đến nay, đời sống gia đình anh đã khá hơn nhiều. Chỉ tính riêng nguồn thu từ cá hàng năm anh cũng có trên 20 triệu đồng, ngoài ra trong chuồng lúc nào cũng có hàng trăm con gà, vịt đẻ trứng.
Hơn 10 năm lên núi, với tinh thần cần cù chịu khó và quyết tâm cao, đến nay, anh Hoàng Văn Bổn đang là chủ sở hữu của trên 20 ha rừng từ 7 đến 8 năm tuổi, 3 sào ao thả cá, 5 ha diện tích đất trồng sắn xen canh cây trồng lâm nghiệp. Thu nhập bình quân hàng năm của gia đình anh đạt trên 100 triệu đồng. Từ nguồn thu nhập này, anh đã dựng được ngôi nhà sàn khang trang, mua sắm đầy đủ các thiết bị phục vụ sinh hoạt. Gia đình anh là hộ sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập cao của xã và huyện.
Hàng ngày các con anh xuống núi học chữ với sự tự tin không lo đói ngèo, cuộc sống gia đình anh Bổn đã no ấm, ảnh hưởng của anh đã lan truyền đến đời sống của người nông dân ở Nghĩa Đô. Những gia đình nghèo khó giờ đây noi gương anh Bổn để vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua nhờ trồng rau màu, nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã có thu nhập ổn định. Ưu điểm của mô hình này là không cần nhiều đất sản xuất, có thể canh tác quanh năm, chỉ cần nông dân siêng năng và chọn cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu thị trường.

Theo dự báo, mức giá này không dừng lại và sẽ tiếp tục tăng lên 30.000 đồng từ nay đến Tết Nguyên đán. Nguyên nhân được xác định là vào cuối vụ, bà con nhà vườn đang xử lý ra hoa đậu trái cho vụ mùa nghịch. Hiện nay, Hợp tác xã Thạnh Phước mỗi ngày chỉ cung ứng cho thị trường hơn 1 tấn trái.

Từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh cây keo tai tượng tại xã Quảng Đức (Hải Hà), xã Điền Xá (Tiên Yên) và xã Thuỷ An (Đông Triều) với diện tích 70ha. Sau 3 năm triển khai, đến nay cây keo phát triển tốt, dự kiến sau 5 năm sẽ cho sản lượng hơn 120 m3 gỗ/ha.

Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...

Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.