Thu Tiền Tỉ Từ Nuôi Tôm Hùm

Mấy năm gần đây, tại đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh mẽ và ổn định. Nhờ vậy, nghề nuôi tôm hùm trong lồng đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, mở ra một hướng đi mới cho người dân trong huyện Sông Cầu nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.
Nhiều gia đình đã vượt qua khó khăn, vươn lên thu hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi tôm hùm, điển hình là hộ ông Ưng Trọng Thuỷ ở thôn Hòa Lợi, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Năm 2007, gia đình ông Thuỷ bắt đầu nuôi tôm hùm trên đầm Cù Mông. Ban đầu, ông thả nuôi 70 lồng tôm hùm và đến nay đã tăng lên hơn 100 lồng. Con trai ông Thuỷ - anh Ưng Thanh Phong cho biết, do ở địa phương không sản xuất được giống tôm hùm nên ngư dân ở đây phải mua gom giống từ những người chuyên đi bắt tôm hùm giống ngoài tự nhiên. Do không thể cùng lúc mua đủ số lượng tôm giống thả nuôi nên tôm nuôi trong lồng ở đầm Cù Mông có rất nhiều lứa, cho thu nhập quanh năm.
Anh Ưng Thanh Phong cho biết thêm, sau khi thả tôm giống được 11 tháng là người nuôi đã có thể khai thác tôm thương phẩm. Thức ăn cho tôm rất quan trọng, quyết định tỷ lệ sống của tôm hùm. Cho đến nay, chưa có thức ăn chế biến hay thức ăn tổng hợp nuôi tôm hùm nên nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống gồm tôm, cua, cá, ghẹ được mua từ nghề làm lưới, lặn bắt của ngư dân, mỗi ngày 1 lần.
Chính vì vậy, khâu lựa chọn thức ăn rất quan trọng, phải làm sao để vừa tiết kiệm được chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao. Một con tôm hùm giống có giá từ 80.000 - 90.000 đồng. Mỗi lồng nuôi thả khoảng 10.000 con giống, qua quá trình phát triển, trừ lượng tôm yếu, chết, đến kỳ thu hoạch mỗi lồng thu được khoảng 6.000 con tôm thịt, xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Hiện tôm hùm thịt được phân làm 3 cỡ, có giá trung bình khoảng 1 triệu đồng/kg. Như vậy, bình quân 1 lồng 6.000 con, với cỡ từ 0,7 - 1,1 kg/con sẽ cho thu nhập gần 4 tỷ đồng (sau khi trừ mọi chi phí về mồi ăn, và lồng bè…).
Hiện nay, người nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên đã nắm bắt được một số kỹ thuật nuôi như giảm mật độ thả giống, giảm mật độ lồng để đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi nên tôm nuôi ít bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nuôi tôm hùm lồng còn gặp một số hạn chế như: nguồn giống ngày càng khan hiếm, chưa có thức ăn công nghiệp cho tôm hùm và tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
Do vậy, lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn ở địa phương đã khuyến cáo người nông dân cần tuân thủ quy hoạch nuôi của địa phương và theo sự hướng dẫn kỹ thuật cụ thể của ngành, không nên phát triển nuôi ồ ạt, có ý thức bảo vệ môi trường nuôi… nhằm đạt hiệu quả cao trong nghề nuôi tôm hùm, làm giàu chính đáng cho gia đình và góp phần phát triển kinh tế của huyện.
Có thể bạn quan tâm
Vụ đậu xanh năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) trồng 1.066 ha (tăng 259 ha so năm trước), tập trung ở các xã: Khánh Bình Tây 535 ha, Khánh Hưng 420 ha, Trần Hợi 79 ha, Khánh Bình Tây Bắc 17 ha và Khánh Bình Đông 15 ha. Đến nay, bà con thu hoạch được 30 ha, năng suất ước đạt từ 1,5 - 1,8 tấn/ha.

Đến xã Mỹ Thanh (Bạch Thông, Bắc Kạn) chúng tôi được nghe nói về việc trồng gừng ở các thôn Phiêng Kham, Thôm Ưng và thôn Châng, nhờ cây trồng này mà nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Với mô hình trồng gừng trên đất đồi đã mở ra một cách làm mới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Được thành lập từ năm 2010, đến nay, Tổ hợp tác trồng rau an toàn ở phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Phước có 22 thành viên tham gia, với diện tích trên 10 ha.
Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.

Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Châu Thành (Tây Ninh) xuống giống được 760 ha thuốc lá vàng, tập trung nhiều ở các xã Hảo Đước, Long Vĩnh và Ninh Điền.