Triển Khai Dự Án Sản Xuất Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP
Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2 năm 2013-2014 sẽ được triển khai tại xã Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo.
Được biết, giai đoạn 1 được thực hiện từ đầu năm 2012 trên diện tích gần 100 ha thanh long của 50 hộ nông dân ở 3 ấp Mỹ Thọ, Mỹ Khương, Mỹ An B của xã Mỹ Tịnh An.
Trung tâm Khuyến nông sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với những nội dung chính gồm: điều tra hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các hộ tham gia dự án để làm cơ sở xây dựng quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ nông dân xây dựng nhà kho; tăng cường tập huấn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ bệnh hại trên thanh long, thành lập tổ hợp tác,….
Hiện nay, huyện Chợ Gạo là địa phương có diện tích trồng thanh long nhiều nhất của tỉnh trong tổng số diện tích 3.000 ha của tỉnh Tiền Giang, mỗi năm cung ứng không dưới 50.000 tấn trái thanh long đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Hiện tại hầu hết các tỉnh khu vực phía Nam, người dân trồng mía đang thu hẹp diện tích trồng, chuyển đổi dần một phần diện tích mía sang các cây trồng khác nhằm tránh thua lỗ kéo dài suốt 4 năm qua.
Dồn dập những tin không vui đến với ngành cà phê khi xuất khẩu sụt giảm 40%, giá chạm mức thấp nhất nhiều tháng, nắng nóng và khô hạn, trong bối cảnh đất đai trở nên bạc màu và nguồn nước dần cạn kiệt do ảnh hưởng của nạn phá rừng và mấy thập kỷ tăng mạnh diện tích trồng.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý I/2015, một trong những mặt hàng giảm mạnh nhất về kim ngạch xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ là gạo. Nguyên nhân lớn là do sản xuất nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đã dần hồi phục sau một năm hạn hán.
Vài năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế từ cây chanh leo ở xã Kdang (huyện Đak Đoa) và xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) đã thực sự khiến cho người dân ngỡ ngàng.
Nhiều loại trái cây đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, điều khiến nhà vườn phấn khởi hơn là đến thời điểm này, giá cả vẫn còn khá cao.