Lợi nhuận trồng lúa tăng 40% nhờ bắt tay nhau

Ông Bas Bourman, Giám đốc quan hệ đối tác khoa học lúa gạo toàn cầu thuộc Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), nhận định như trên tại Diễn đàn tương lai lúa gạo khu vực Đông Nam Á đang diễn ra tại TP.HCM (từ ngày 14 đến 16-10). Diễn đàn do IRRI phối hợp với Bộ NN&PTNT, Công ty TNHH Bayer Việt Nam tổ chức.
Vì lý do trên, theo ông Bas Bourman, nông dân thu nhập thấp do đó không thể tái đầu tư vào công nghệ sản xuất, hạt giống và các sản phẩm bảo vệ mùa màng vốn có thể giúp họ tăng năng suất, cải thiện đời sống.
Giải pháp các chuyên gia ngành lúa gạo đưa ra để khắc phục điểm yếu trên là cần phát triển dự án chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng hợp tác đầu tư công-tư.
Cụ thể, doanh nghiệp kết nối với các đối tác từ các cơ quan chính phủ, các sở NN&PTNT, trường ĐH, nhà bán lẻ...
Hiện đã có một số dự án chuỗi giá trị được triển khai thử nghiệm ở An Giang, Cần Thơ, Long An và Bến Tre. Kết quả thu được tích cực, nông dân tham gia dự án giảm được chi phí đầu vào, gia tăng năng suất, giúp tăng lợi nhuận đến 40%.
Thông tin tại diễn đàn cho hay Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo chính của khu vực, chiếm gần 50% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 7/7/2015, Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT) và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã đến vườn nhãn của ông Tô Văn Bảy (ấp An Thạnh, xã An Bình - Long Hồ) để nghiên cứu về 2 cây nhãn da bò không nhiễm bệnh chổi rồng.

6 tháng đầu năm 2015, toàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) có 105 ha thanh long được cấp mới chứng nhận VietGAP, tái cấp 373 ha, nâng diện tích thanh long có chứng nhận VietGAP trên địa bàn huyện là 3.648 ha, đạt 91,2% so với chỉ tiêu tỉnh giao.
Đó là tổng số diện tích nhãn bị nhà vườn Vĩnh Long đốn bỏ từ năm 2012 đến nay. Riêng, trong 6 tháng qua là 451 ha.

Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.

Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)