Lợi nhuận trồng lúa tăng 40% nhờ bắt tay nhau

Ông Bas Bourman, Giám đốc quan hệ đối tác khoa học lúa gạo toàn cầu thuộc Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), nhận định như trên tại Diễn đàn tương lai lúa gạo khu vực Đông Nam Á đang diễn ra tại TP.HCM (từ ngày 14 đến 16-10). Diễn đàn do IRRI phối hợp với Bộ NN&PTNT, Công ty TNHH Bayer Việt Nam tổ chức.
Vì lý do trên, theo ông Bas Bourman, nông dân thu nhập thấp do đó không thể tái đầu tư vào công nghệ sản xuất, hạt giống và các sản phẩm bảo vệ mùa màng vốn có thể giúp họ tăng năng suất, cải thiện đời sống.
Giải pháp các chuyên gia ngành lúa gạo đưa ra để khắc phục điểm yếu trên là cần phát triển dự án chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng hợp tác đầu tư công-tư.
Cụ thể, doanh nghiệp kết nối với các đối tác từ các cơ quan chính phủ, các sở NN&PTNT, trường ĐH, nhà bán lẻ...
Hiện đã có một số dự án chuỗi giá trị được triển khai thử nghiệm ở An Giang, Cần Thơ, Long An và Bến Tre. Kết quả thu được tích cực, nông dân tham gia dự án giảm được chi phí đầu vào, gia tăng năng suất, giúp tăng lợi nhuận đến 40%.
Thông tin tại diễn đàn cho hay Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo chính của khu vực, chiếm gần 50% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Related news

ông Lê Minh Tâm, 47 tuổi đã tự tìm hướng phát triển kinh tế cho riêng mình bằng việc trồng dâu bòn bon và gia bảo kết hợp với du lịch sinh thái.

Trồng chung ổi lê Đài Loan với mãng cầu xiêm trên cùng diện tích, cụ thể lấy ổi nuôi mãng cầu xiêm, chàng thanh niên 32 tuổi đã thu về hiệu quả kinh tế cao

Hộ nông dân chuyên trồng chuối. Do chủ động liên kết được với thương lái mua gom chuối ở tỉnh Thái Nguyên, anh Thi luôn có lợi nhuận cao.

Sau khi có chủ trương của nhà nước cho phép chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh.

Một trong những mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang “hot” tại miền Bắc là trồng tía tô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.