Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác rau màu

Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác rau màu
Ngày đăng: 09/10/2015

Do đó việc sử dụng phân bón hữu cơ thay thế dần phân bón vô cơ đã trở thành định hướng của nhiều quốc gia nông nghiệp, trong đó có Việt Nam.

Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác rau màu.

Ở Sóc Trăng, nhiều năm qua, Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương hỗ trợ và khuyến khích nông dân tham gia các mô hình tự ủ và sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất cây trồng, đặc biệt là rau màu, hiện các mô hình đã cho hiệu quả tích cực.

Theo các nhà khoa học, phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ dư thừa như thực vật, rơm rạ, phân chuồng, phân rác, phân xanh hoặc các phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân.

Sau khi phân giải có khả năng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng.

Đây là nguồn phân quý, không những tăng năng suất cây trồng mà còn làm tăng hiệu lực của phân hoá học, cải tạo và năng cao độ phì nhiêu của đất.

Phân hữu cơ là tên gọi chung của phân chuồng, phân xanh, loại phân phổ biến hiện nay là phân hữu cơ vi sinh, tức là phân được làm từ phế phẩm nông nghiệp, rác thải sinh hoạt có thể hoai mục, xác bã thực vật… cộng hưởng với chủng vi sinh có lợi cho quá trình chuyển hóa nhanh vật chất sang dạng mùn cây có thể hấp thụ.

Đối với đất và cây trồng, phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất toàn diện, làm tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa học không có được.

Phân hữu cơ còn có tác dụng làm cho đất thông thoáng tránh sự tạo váng và sự xói mòn, ổn định pH, đất được giữ ẩm, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng.

Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật trong đất, giúp bộ rễ cây trồng phát triển.

Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vơ cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu như N, P, K cho cây trồng hấp thụ, qua đó làm giảm tổn thất do bay hơi, rửa trôi gây ra.

Chất hữu cơ là nguồn dự trữ và cung cấp dưỡng chất hữu hiệu cho cây trồng. Kỹ sư Thạch Lai – Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết:

“Sử dụng phân hữu cơ thì bà con giải quyết được vấn đề môi trường, vì trong quá trình ủ phân hữu cơ, bà con có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ, phân gia súc để ủ.

Đối với những vùng đất chuyên canh màu, khi sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp đất tươi xốp hơn, giữ độ ẩm tốt hơn.

Sử dụng phân hữu cơ tự ủ giúp vi sinh trong đất phát triển mạnh, khả năng cố định đạm tăng cao, góp phần giảm lượng phân hóa học từ 30% đến 50%, giảm được sâu bệnh.”

Thời gian qua, để thay thế các dưỡng chất bị thiếu hụt, người ta bón phân hóa học với số lượng ngày càng tăng.

Phương pháp độc canh cũng làm cho cây trồng dễ mẫn cảm với sâu bệnh và sẽ làm cho nông dân càng ngày càng lệ thuộc vào thuốc BVTV. T

heo nghiên cứu, ngoài tác dụng cải tạo lý – hoá cho đất, phân hữu cơ còn có tác dụng phân giải các độc chất trong đất, tạo môi trường đất thuận lợi thúc đẩy vi sinh vật có lợi phát triển mạnh, hạn chế các vi sinh vật có hại cho cây trồng, đồng thời hạn chế sâu bệnh hại cây trồng theo biện pháp sinh học, thân thiện với môi trường.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ do các công ty sản xuất với giá cả khác nhau.

Thực tế phân bón hữu cơ vi sinh nông dân có thể tự làm, với kỹ thuật dễ làm và chi phí thấp, mặt khác còn giúp tận dụng những phế phẩm nông nghiệp, làm sạch môi trường sản xuất về mặt lâu dài, phù hợp với các mô hình nông gia nhỏ lẻ.

Như hộ ông Trần Vương trồng rẫy lâu năm ở xã Đại tâm, huyện Mỹ Xuyên, lúc trưóc ông thường ủ hoai mục rơm rạ, xác bã thực vật… để làm phân bón cho rau màu, khi được Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn sử dụng thêm chế phẩm Trichoderma trong quá trình ủ phân, ông thấy quá trình phân giải các chất hữu cơ thành dạng mùn nhanh hơn, tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, chất lượng phân cũng cao hơn.

Những loại chế phẩm bán nhiều ở các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, cộng thêm nguồn phế phẩm nông nghiệp, rác thải luôn có sẵn, ông Vương có lượng phân bón hữu cơ đảm bảo phục vụ cho hơn 15 công đất trồng rẫy quanh năm của gia đình.

Ông Vương cho biết: “Trước khi ủ thì tôi phủ rơm phía dưới rồi để phân bò lên và ủ rơm lại, quá trỉnh ủ phải tử 6 tháng trở lên mới sử dụng được.

Sử dụng phân hữu cơ để trồng rẫy đất sẽ rất tới xốp, rau màu ít sâu bệnh và độ sạch cho sản phẩm cũng cao, hạn chế được lượng thuốc và phân hóa học rất nhiều.”

Sử dụng phân hữu cơ giúp tăng độ tơi xốp cho đất

Với cách làm này bà con có thể tự sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh, mà giá thành lại rẻ. Phân hữu cơ có thể bón 3 – 4 tấn/ha, kết hợp phân vô cơ làm tăng hiệu quả phân bón. Hỗn hợp này rất hiệu quả với cây trồng, đồng thời hạn chế thất thoát dinh dưỡng của phân hóa học. Đối với rau màu, phân hữu cơ thường được dùng để bón lót và bón thúc, giúp nhà nông tiết kiệm chi phí từ 30 - 60% cho việc mua phân bón hóa học.

Ngoài những lợi ích cho đất, cây trồng, kinh tế nông hộ và môi trường nông nghiệp, việc sử dụng phân hữu cơ lâu dài còn giúp bảo vệ sức khỏe người sản xuất lẫn người tiêu dùng, tránh đưa những loại thực phẩm còn tồn dư hóa chất vào bữa ăn, đồng thời trả lại hương vị tươi ngon bổ dưỡng vốn có của thực phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Công Ty Tafishco Khởi Động Dự Án Chuỗi Liên Kết Sản Xuất - Chế Biến - Xuất Khẩu Cá Tra Công Ty Tafishco Khởi Động Dự Án Chuỗi Liên Kết Sản Xuất - Chế Biến - Xuất Khẩu Cá Tra

Dự án do Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 282,6 tỷ đồng, tổng diện tích mặt nước vùng nuôi 43,9 héc-ta (vùng nuôi của doanh nghiệp 18,6 héc-ta, liên kết với 8 hộ nông dân nuôi cá 25,3 héc-ta). Tổng vốn vay thực hiện dự án hơn 234,7 tỷ đồng, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

08/08/2014
Sức Chứa Của Các Kho Dự Trữ Ngũ Cốc Trung Quốc Tăng Mạnh Sức Chứa Của Các Kho Dự Trữ Ngũ Cốc Trung Quốc Tăng Mạnh

Phát biểu tại một hội nghị vừa được tổ chức ở tỉnh Hàng Châu (Trung Quốc), Ren Zhengxiao, một quan chức cao cấp của Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia, cho biết trong năm 2013, Trung Quốc có các kho dự trữ ngũ cốc với tổng sức chứa trên 300 triệu tấn.

29/07/2014
Nuôi Ngan Địa Phương Ở Tiên Yên (Quảng Ninh) Nuôi Ngan Địa Phương Ở Tiên Yên (Quảng Ninh)

Đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông trại, gia trại mang tính sản xuất hàng hoá ngày càng cao như: Mô hình nuôi ong lấy mật, nuôi vịt lấy trứng, gà Tiên Yên, ngan... Trong đó, khôi phục và phát triển việc nuôi ngan địa phương là một trong những mô hình tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Huyện Tiên Yên có diện tích mặt nước rộng, thích hợp cho phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, thuỷ sản theo hướng chăn nuôi tập trung. Từ lâu, người dân trên địa bàn huyện đã tiến hành nuôi ngan địa phương (hay còn gọi là ngan Tiên Yên) khá hiệu quả. Ngan Tiên Yên có đặc điểm thân hình tròn, gọn, trọng lượng lúc 5 tháng tuổi đạt 2,5-3kg/con. Thịt ngan Tiên Yên thơm ngon và có hương vị đặc biệt. Ngan địa phương ở đây được nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Ngan Tiên Yên có thịt ngon nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, thời gian qua, ngan Ti

08/08/2014
Thái Lan Tìm Cách Xuất Khẩu Gạo Sang Trung Quốc Và ASEAN Thái Lan Tìm Cách Xuất Khẩu Gạo Sang Trung Quốc Và ASEAN

Theo THX, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Duangporn Rodphayathi cho biết nước này đang tìm cách xuất khẩu hàng triệu tấn gạo sang Trung Quốc và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong nửa cuối năm nay.

29/07/2014
Không Nên Chặt Bỏ Cao Su Không Nên Chặt Bỏ Cao Su

7 năm trước, gia đình ông Nông Văn Thắng ở Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) chặt bỏ 3 ha điều để trồng cao su. Hiện cao su của gia đình ông đang trong thời kỳ thu hoạch năm thứ 3. Ông Thắng cho biết: “Giá mủ năm nay thấp mà chi phí thuê nhân công vẫn cao (5-6 triệu đồng/người/tháng) nên gia đình tôi tự cạo.

08/08/2014