Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân

Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân
Ngày đăng: 13/05/2015

Hội thảo sẽ là cầu nối giúp nông dân tiếp cận mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm đa dạng hóa cây trồng, tăng lợi nhuận trên diện tích canh tác.

Cây trồng nhiều ưu việt

Thông tin với nông dân, đại diện Công ty TNHH sản xuất - thương mại - dịch vụ gấc Tây Nguyên (đóng tại tỉnh Đắk Nông) cho biết: Hiện cây gấc đang phát triển mạnh ở Tây Nguyên, đặc biệt ở Đắk Lắk và Đắk Nông với hàng trăm héc ta, lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/ha. Gấc có 3 loại: lai, nếp, tẻ.

Nếu được chăm sóc tốt, có giàn leo thì từ lúc trồng đến khi ra trái khoảng hơn 3 tháng, đến khi cho thu hoạch ổn định là 8 tháng. Năng suất năm đầu trung bình từ 10 - 20 tấn/ha và tăng dần theo từng năm, cao nhất là 50 tấn/ha. Gấc là loại cây trồng có sức chống chịu tốt, ít sâu bệnh gây hại, thân lá có mùi hôi nên trâu bò không ăn, có thể trồng xen đinh lăng, gừng... dưới tán gấc. Công ty sẽ cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

Tham gia hội thảo có 150 nông dân, khuyến nông viên. Nông dân đã đặt câu hỏi xung quanh vấn đề: giống, điều kiện thổ nhưỡng, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phân bón thích hợp... Đặc biệt, nông dân lưu ý đến tiêu thụ sản phẩm. Bởi đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định người trồng có mở rộng, gắn bó với gấc.

Ngoài giải đáp ổn thỏa thắc mắc, ông Trần Văn Định, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty gấc Tây Nguyên khẳng định: Công ty sẽ ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm trực tiếp với người trồng theo giá thị trường và niêm yết giá công khai để nông dân chủ động trong vụ thu hoạch. Công ty cũng xây dựng các điểm sơ chế tại tỉnh nhằm thu mua kịp thời sản phẩm cho nông dân.

Dự kiến triển khai trồng hơn 100 ha

UBND tỉnh ban hành Công văn số 1223-UBND/KTN ngày 25-4-2015 về việc thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh sẽ xây dựng 1 mô hình tại trại giống cây trồng và vật nuôi làm điểm tham quan học tập kinh nghiệm cho nông dân; xây dựng chi nhánh sơ chế và thu mua sản phẩm gấc tại Bình Phước trong 10 năm đầu; cung cấp tài liệu, hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật cho nông dân về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Mục đích của hợp tác nhằm xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm gấc theo hướng bền vững.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh cho biết: Gấc có thể trồng từ 2 sào trở lên, chi phí thấp, sâu bệnh ít và kỹ thuật chăm sóc đơn giản. Trung tâm sẽ đứng ra làm trọng tài trong việc ký kết hợp đồng giữa Công ty gấc Tây Nguyên với người nông dân; đồng thời kiểm tra, quản lý quá trình sản xuất, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân. Giai đoạn 2015 - 2016, trung tâm dự kiến triển khai trồng khoảng 100 - 150 ha gấc, chia thành các cụm nông dân và có kỹ sư của trung tâm phụ trách theo dõi, hỗ trợ. Đây là cơ hội để nông dân Bình Phước đa dạng hóa cây trồng, nhất là đối với những nông hộ có diện tích canh tác ít nhằm tăng lợi nhuận.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Hội Để Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập Cơ Hội Để Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.

30/10/2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu)

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

12/04/2013
Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô

Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.

12/04/2013
Chủ Động Dập Dịch Lợn Tai Xanh Ở Thái Bình Chủ Động Dập Dịch Lợn Tai Xanh Ở Thái Bình

Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.

13/04/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Cơ Bản Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Cơ Bản

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

15/04/2013