Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân

Hội thảo sẽ là cầu nối giúp nông dân tiếp cận mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm đa dạng hóa cây trồng, tăng lợi nhuận trên diện tích canh tác.
Cây trồng nhiều ưu việt
Thông tin với nông dân, đại diện Công ty TNHH sản xuất - thương mại - dịch vụ gấc Tây Nguyên (đóng tại tỉnh Đắk Nông) cho biết: Hiện cây gấc đang phát triển mạnh ở Tây Nguyên, đặc biệt ở Đắk Lắk và Đắk Nông với hàng trăm héc ta, lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/ha. Gấc có 3 loại: lai, nếp, tẻ.
Nếu được chăm sóc tốt, có giàn leo thì từ lúc trồng đến khi ra trái khoảng hơn 3 tháng, đến khi cho thu hoạch ổn định là 8 tháng. Năng suất năm đầu trung bình từ 10 - 20 tấn/ha và tăng dần theo từng năm, cao nhất là 50 tấn/ha. Gấc là loại cây trồng có sức chống chịu tốt, ít sâu bệnh gây hại, thân lá có mùi hôi nên trâu bò không ăn, có thể trồng xen đinh lăng, gừng... dưới tán gấc. Công ty sẽ cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
Tham gia hội thảo có 150 nông dân, khuyến nông viên. Nông dân đã đặt câu hỏi xung quanh vấn đề: giống, điều kiện thổ nhưỡng, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phân bón thích hợp... Đặc biệt, nông dân lưu ý đến tiêu thụ sản phẩm. Bởi đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định người trồng có mở rộng, gắn bó với gấc.
Ngoài giải đáp ổn thỏa thắc mắc, ông Trần Văn Định, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty gấc Tây Nguyên khẳng định: Công ty sẽ ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm trực tiếp với người trồng theo giá thị trường và niêm yết giá công khai để nông dân chủ động trong vụ thu hoạch. Công ty cũng xây dựng các điểm sơ chế tại tỉnh nhằm thu mua kịp thời sản phẩm cho nông dân.
Dự kiến triển khai trồng hơn 100 ha
UBND tỉnh ban hành Công văn số 1223-UBND/KTN ngày 25-4-2015 về việc thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh sẽ xây dựng 1 mô hình tại trại giống cây trồng và vật nuôi làm điểm tham quan học tập kinh nghiệm cho nông dân; xây dựng chi nhánh sơ chế và thu mua sản phẩm gấc tại Bình Phước trong 10 năm đầu; cung cấp tài liệu, hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật cho nông dân về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Mục đích của hợp tác nhằm xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm gấc theo hướng bền vững.
Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh cho biết: Gấc có thể trồng từ 2 sào trở lên, chi phí thấp, sâu bệnh ít và kỹ thuật chăm sóc đơn giản. Trung tâm sẽ đứng ra làm trọng tài trong việc ký kết hợp đồng giữa Công ty gấc Tây Nguyên với người nông dân; đồng thời kiểm tra, quản lý quá trình sản xuất, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân. Giai đoạn 2015 - 2016, trung tâm dự kiến triển khai trồng khoảng 100 - 150 ha gấc, chia thành các cụm nông dân và có kỹ sư của trung tâm phụ trách theo dõi, hỗ trợ. Đây là cơ hội để nông dân Bình Phước đa dạng hóa cây trồng, nhất là đối với những nông hộ có diện tích canh tác ít nhằm tăng lợi nhuận.
Related news

Ông Nguyễn Văn Long ở phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên là một trong những gương sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn phường nhiều năm liền. Ông được nhiều người biết đến nhờ đi đầu trong thực hiện mô hình nuôi cá lóc, mỗi năm thu về cả tỷ đồng.

Thời gian gần đây, thị trường nấm trên địa bàn tỉnh Nghệ An gần như "án binh bất động", hệ quả đến từ những thông tin nhạy cảm được đăng tải thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hội thi “Bình tuyển cây bơ năng suất cao, chất lượng tốt năm 2014”, do Trung tâm Nghiên cứu, chuyển giao cây công nghiệp và cây ăn quả (NCCG CCN CAQ) Lâm Đồng vừa tổ chức, đã chọn được cây bơ “ưu tú” nhất trong tổng số 100 cây bơ ở các vùng trọng điểm trồng bơ trong toàn tỉnh gửi về dự thi.

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công được thực hiện, gia đình ông Phạm Văn Việt cũng như bao gia đình khác vùng đất Gia An (Tánh Linh) đã xóa bỏ lò gạch thủ công.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Phụ nữ huyện Ba Bể là xây dựng và nhân rộng các mô hình phụ nữ phát triển kinh tế. Do đó, nhiều mô hình thực hiện thành công đã góp phần giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.