Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan

Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan
Ngày đăng: 05/11/2015

Theo Vicofa,  cà phê Việt Nam được thị trường thế giới biết đến với danh hiệu nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất.

Tuy nhiên đó chỉ là về lượng, còn giá trị thực tế rất thấp do giá Robusta luôn thấp hơn Arabica gần một nửa và Việt Nam lại xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân. 

Năm 2012 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn, đến năm 2013 chỉ đạt trên 1,2 triệu tấn.

Năm 2014 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt trên 1,6 triệu tấn và 9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 900 ngàn tấn.

Vicofa cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng cà phê chế biến xuất khẩu tăng, một là do mất mùa do thời tiết khiến sản lượng giảm khoảng 20% và hai là do đầu tư nước ngoài của Nestlé, Olam, Cà phê Ngon đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động tiêu thụ lớn lượng cà phê nhân, đặc biệt nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2012 lượng xuất khẩu cà phê chế biến đạt gần 52 ngàn tấn với kim ngạch trên 175 triệu USD, lần lượt chiếm 3% và 4,8% so với tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Năm 2014 lượng xuất khẩu cũng xấp xỉ 54 ngàn tấn, chiếm 3,2% tổng lượng xuất nhưng kim ngạch lại đạt gần 274 triệu USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Dự kiến năm 2015 lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với năm 2014 do 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được gần 52 ngàn tấn với kim ngạch 226 triệu USD.

Vicofa cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến việc xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay, hòa tan), lượng cà phê nhân tiêu dùng trong nước đã tăng từ 5 – 7% năm 2010 nay đã tăng lên trên 10%.

Như vậy mục tiêu 15% vào năm 2020 có thể sẽ đạt được.

Điều đó có nghĩa lượng cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm.

Vicofa nhận định, ít có nước nào có được tăng trưởng về sản lượng cà phê nhân xuất khẩu như của Việt Nam.

Cũng ít nước có các cửa hàng cà phê xuất hiện nhiều như nấm ở khắp cả nước, lượng cà phê chế biến tiêu thụ tăng lên rõ rệt.

Giới trẻ Việt Nam ngày một ưa chuộng và thích thú thưởng thức ly cà phê Việt Nam.

Với xu hướng như hiện nay, Vicofa dự kiến lượng cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.


Có thể bạn quan tâm

Chưa hết rầu vì giá, nông dân lại não lòng nhìn lúa ngập trong nước Chưa hết rầu vì giá, nông dân lại não lòng nhìn lúa ngập trong nước

Thời tiết cực đoan không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa, mà còn tác động đến thị trường. Do mưa kéo dài ngày, lúa ngập trong nước, thương lái không thu mua, làm giá lúa tiếp tục giảm sâu.

23/09/2015
Cán bộ hội viên gắn kết nhờ 3 lá cọ Cán bộ hội viên gắn kết nhờ 3 lá cọ

“Với mục tiêu quan tâm sâu sát đến từng lũy tre xanh, chúng tôi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp hội với các đại lý thực hiện chương trình hỗ trợ phân bón trả chậm cho bà con nông dân trong toàn tỉnh” - bà Khổng Thị Thảo - Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nam chia sẻ.

23/09/2015
Làm sao để giống gà Đông Tảo không bị ăn cắp ra nước ngoài Làm sao để giống gà Đông Tảo không bị ăn cắp ra nước ngoài

Trước những thông tin thương lái Trung Quốc đang thu mua giống gà Đông Tảo, thậm chí có người nước khác cũng đang tìm mua giống gia cầm đặc sản của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng cần có biện pháp quản lý tốt nguồn gen quý bản địa.

23/09/2015
Hiệu quả như nuôi cá chìa vôi Hiệu quả như nuôi cá chìa vôi

Nuôi cá chìa vôi có giá trị kinh tế cao, giá bán thị trường trong nước hiện tại từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg.

23/09/2015
Thương lái tranh mua nấm rơm Đồng Nai Thương lái tranh mua nấm rơm Đồng Nai

Khoảng một tuần trở lại đây, giá nấm rơm Đồng Nai thu mua tại vườn bất ngờ tăng vọt, người trồng nấm tại đây không đủ hàng cung cấp cho thương lái.

23/09/2015