Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết Sản Xuất Để Hướng Đến Thị Trường Tiêu Thụ Ổn Định

Liên Kết Sản Xuất Để Hướng Đến Thị Trường Tiêu Thụ Ổn Định
Ngày đăng: 28/10/2014

Trên lĩnh vực cây ăn trái, hiện có các tổ hợp tác (THT) được chứng nhận VietGAP như: THT bưởi da xanh Phú Thành, THT nhãn Long Hòa, THT bưởi da xanh Hòa Nghĩa, THT măng cụt Long Thới, THT sản xuất trái chôm chôm Tiên Phú, THT sầu riêng Sơn Định, THT sầu riêng xã Hưng Khánh Trung B, THT bưởi da xanh Thành Triệu, THT chôm chôm Lộc Hiệp, THT chôm chôm Vĩnh Lộc, HTX bưởi da xanh xã Phú Nhuận.

Riêng THT chôm chôm Phú Phụng và THT bưởi da xanh xã Nhơn Thạnh (Bến Tre) được công nhận GlobalGAP. Mỗi THT có diện tích từ 3 đến dưới 20ha. Chi phí đầu tư cho THT được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP thấp nhất hơn 100 triệu đồng và cao nhất hơn 700 triệu đồng. Chứng nhận GlobalGAP có thời hạn 3 năm nhưng mỗi năm phải tiến hành tái chứng nhận.

Còn VietGAP 2 năm phải tiến hành tái chứng nhận; kinh phí bằng ¼ so với chứng nhận. Nguồn kinh phí chứng nhận cho các THT này do Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Hiệp hội Làm vườn, Vốn sự nghiệp nông nghiệp, Dự án QSEAP, Vốn Khoa học và Công nghệ và doanh nghiệp tài trợ. Chi phí tái chứng nhận do THT và doanh nghiệp chi trả.

Theo ông Nguyễn Văn Thượng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây trồng theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm; triển khai các chính sách hỗ trợ THT và doanh nghiệp; hội thảo liên kết đầu vào và đầu ra trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và hội thảo liên kết 4 nhà. Đến thời điểm này, các THT liên kết trong sản xuất hình thành chưa nhiều, gây trở ngại cho nông dân lẫn doanh nghiệp.

Nông dân sản xuất sản phẩm sạch, với số lượng chưa nhiều, còn tập trung vào thời vụ. Doanh nghiệp không thể ký kết với đối tác tiêu thụ trong cung cấp thường xuyên sản phẩm an toàn. Ông Thượng khẳng định: Hiện chưa có doanh nghiệp nào xuất khẩu trực tiếp sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP hay VietGAP vào thị trường khó tính, phải qua một hoặc vài tầng nấc trung gian.

Một vài doanh nghiệp tăng giá thu mua sản phẩm cho THT được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP nhằm khuyến khích sản xuất. Sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường có uy tín trên thế giới nên giá cả không chênh lệch so với sản phẩm sản xuất truyền thống.

Ông Thượng cho rằng, ngay thời điểm này, cần tuyên truyền để nông dân thay đổi cách suy nghĩ. Nông dân cần nhận thức, nội bộ những người sản xuất cùng chủng loại cây trồng phải liên kết lại, thống nhất quy trình sản xuất, tạo sản phẩm mẫu mã đồng đều, số lượng lớn.

Nông dân tiến thêm bước nữa là liên kết với doanh nghiệp để tìm đầu ra sản phẩm. Doanh nghiệp có sản phẩm an toàn, với số lượng lớn và đảm bảo thường xuyên mới xuất khẩu sang thị trường uy tín, với giá cao.

Cũng theo ông Thượng, không riêng lĩnh vực cây ăn trái mà vật nuôi cũng thế. Ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh tập huấn thay đổi nhận thức trong sản xuất, phải thay phương thức sản xuất truyền thống bằng quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm của nông dân làm ra phải hướng đến thị trường tiêu thụ, người tiêu dùng. Người nông dân phải cung cấp những sản phẩm mà thị trường cần, không phải sản phẩm mình có nhưng không đáp ứng yêu cầu khó tính của người tiêu dùng.

Sau khi tổ chức tập huấn, ngành nông nghiệp có định hướng hình thành THT liên kết sản xuất theo yêu cầu. Đây là điều kiện để nông dân liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Khi hàng hóa xuất khẩu ổn định vào các thị trường thế giới, nông dân mới thấy sự chênh lệch về giá so với tiêu thụ nội địa.

Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh rất quan tâm đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đề cập đến việc, nông dân phải sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm, mời gọi doanh nghiệp về nông thôn để gắn kết tiêu thụ sản phẩm. Thu nhập, mức sống của người dân nông thôn được cải thiện, rút ngắn khoảng cách với thành thị, thể hiện sự thành công trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Cá Lại Chết Trên Rạch Tây Ninh Cá Lại Chết Trên Rạch Tây Ninh

Dọc theo cầu Thái Hòa đến khu vực cầu Nổi rạch Tây Ninh, dưới mé sông, đủ loại cá ngoi đầu lên mặt nước đớp không khí. Một người dân tên Tú (ở gần cầu Bến Chùa, xã Thanh Điền, Châu Thành) cho biết, từ sáng sớm anh đã thấy cá nổi nhiều trên rạch nên chèo ghe đi vớt. Chỉ chưa đầy một buổi mà vớt được gần chục ký cá.

07/08/2014
Anh Diến Làm Kinh Tế Giỏi Anh Diến Làm Kinh Tế Giỏi

Theo sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn chúng tôi đến thăm gia đình anh Lại Văn Diến, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn là hộ gia đình hội viên nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

28/07/2014
Khai Mạc Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Thủy Sản Việt Nam Lần Thứ 16 Khai Mạc Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Thủy Sản Việt Nam Lần Thứ 16

Sáng ngày 6/8, Hội chợ triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam (VietFish) lần thứ 16 năm 2014 do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hồ Chí Minh.

07/08/2014
Công Tác Khuyến Nông Khuyến Lâm Ở Lạc Thủy Công Tác Khuyến Nông Khuyến Lâm Ở Lạc Thủy

Những năm qua, Trạm khuyến nông - khuyến lâm huyện Lạc Thủy đã làm tốt chức năng cầu nối chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

28/07/2014
Bấp Bênh Cá Mú Nghệ Bấp Bênh Cá Mú Nghệ

Cá mú nghệ trước đây được xuất khẩu hoàn toàn qua Đài Loan. 2 năm nay, thị trường này không nhập khẩu nữa, người nuôi cá mú nghệ tại vùng đìa Bãi Giếng Nam (thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đứng ngồi không yên.

07/08/2014