Lão nông thu hơn 1 tỷ mỗi năm nhờ sản xuất cây giống
Vùng đất Chợ Lách được mệnh danh “Vương quốc” cây giống của cả nước, ở đây có hàng ngàn nông dân chuyên sản xuất giống cây trồng cung ứng cho bà con nông dân.
Trong số đó, ông Lê Văn Thảo là một trong những hộ dân tìm tòi nhiều giống cây mới cung ứng cho thị trường và xuất khẩu sang nước ngoài với những quy chuẩn nghiêm ngặt để trở thành tỷ phú trong vùng.
Ông Thảo bên vườn ươm cây giống của mình
Cách đây 8 năm, ông Thảo quyết định phá bỏ 8 công (1 công 1.000 m2) đất trồng cây măng cụt cho trái của gia đình để chuyển sang trồng cây giống.
Ban đầu ông cất công đến Trung tâm nghiên cứu dừa và cây có dầu Đồng Gò (Giồng Trôm, Bến Tre) để mua cây giống dừa xiêm cổ lùn thuần chủng về sản xuất cây giống bán cho bà con trong vùng.
Mỗi năm gia đình ông xuất hơn 20 ngàn cây dừa giống cho bà con trồng dừa.
Cơ sở của ông Thảo giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương
Sau thành công từ cây dừa xiêm cổ lùn, ông Thảo tiếp tục phát triển cây na, mãng cầu xiêm Thái, bơ Mỹ, cam không hạt…
Ông Thảo cho biết:
“Cách đây khoảng 4 năm tôi sang tỉnh Vĩnh Long tìm mua giống na Thái và mãng cầu xiêm Thái về trồng để nhân giống.
Đây là giống mới, rất hiếm nên giá cao và thấy có thể phát triển được nên tôi tập trung sản xuất để bán cho bà con”.
Theo ông Thảo, hiện cây na Thái bán với giá từ 18.000 - 20.000 đồng/cây, mãng cầu xiêm Thái giá bán 12.000 đồng/cây.
Đặc biệt, trong năm 2015, thông qua một đơn vị chuyên xuất khẩu cây giống, cơ sở của ông Thảo xuất 400.000 cây mãng cầu xiêm Thái sang thị trường Hàn Quốc.
Hiện tại, cơ sở tiếp tục xuất thử nghiệm 4.000 cây sang thị trường Đài Loan nếu trồng thành công sẽ tiếp tục xuất với số lượng lớn.
Vườn cây giống được đầu tư hế thống tưới tự động, nhà lưới giúp cây phát triển tốt
Cơ sở sản xuất cây giống Bảy An của ông Thảo giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động ở địa phương. Trung bình mỗi năm, cơ sở này xuất 7 đợt với mỗi đợt 15.000 cây giống các loại đem về doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí ông còn lãi khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Thảo cho biết: “Ở vùng này rất nhiều người trồng cây giống nên tôi chọn hướng đi riêng là sản xuất các loại cây chủ lực, có tiềm năng".
Ngoài vườn ươm giống, ông Thảo đầu tư bài bản hệ thống tưới tự động để giúp cây phát triển tốt. khu vườn được chia thành nhiều khu để sản xuất mỗi loại cây giống riêng biệt.
Hiện tại ông Thảo đang mở rộng diện tích thêm 1 ha để sản xuất cây giống nhằm cung ứng cho thị trường.
Ông Thảo cho biết: “Sản xuất cây giống điều kiện tiên quyết là đảm bảo chất lượng vì người nông dân trồng không hiệu quả, thua lỗ thì cũng sẽ kéo theo việc sản xuất cây giống gặp khó khăn”.
Có thể bạn quan tâm
Phú Yên là tỉnh có tiềm năng NTTS rất lớn, nhất là nuôi tôm sú, tôm hùm... Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn, thú y thủy sản vào cuộc thì "việc đã rồi". Do trình độ chuyên môn hạn chế nên công tác phòng chống dịch bệnh như "ném đá ao bèo".
Như NNVN từng phản ánh, đợt rét đậm rét hại kèm sương muối năm 2010 đã hạ gục trên 1.000 ha cao su mới trồng tại Hà Giang. Sau cú sốc lớn, tỉnh Hà Giang thận trọng không mở rộng mà chỉ quyết tâm khôi phục diện tích cao su bị chết, nhưng sự đương đầu này quá mạo hiểm.
Còn hơn một tháng nữa là đến mùa trồng sắn, người dân không thể hiểu nổi giá sắn năm nay lại rớt thảm hại như vậy. Những tỉnh trồng nhiều sắn như Lào Cai, Yên Bái hiện còn cả chục ngàn ha sắn, nhổ cũng chết mà không nhổ cũng chết.
Đồng Tháp Mười (ĐTM) là vùng đất nhiễm phèn vốn không phù hợp với việc nuôi cá tra. Vậy mà hiện nay, mỗi năm đã có hàng chục ngàn tấn cá tra được nuôi ở ĐTM nhờ sức sáng tạo của nông dân địa phương. Một hướng đột phá độc đáo đang mở ra triển vọng lớn cho ĐTM và cả nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt động vật ngoài những gia súc truyền thống, nhiều hộ dân ở các huyện ngoại thành (TP.HCM) đang rộ lên phong trào nuôi con đặc sản (thỏ, ếch, nhím, cá sấu…) để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. Nghề này có thể giúp người dân thu lãi lớn nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro...