Lào Cai Và Bắc Giang Xúc Tiến Để Tiêu Thụ Vải Thiều

Hiện lượng vải thiều được xuất khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và qua đường bộ số II Kim Thành khoảng hơn 260 tấn mỗi ngày.
Ngày (7/6), UBND 2 tỉnh Bắc Giang và Lào Cai tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để vải thiều được thông thương thuận lợị.
UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, sản lượng vải thiều năm nay của toàn tỉnh ước đạt trên 149 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hiện tại, lượng vải thiều sớm được xuất khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và qua đường bộ số II Kim Thành khoảng hơn 260 tấn mỗi ngày. Tại cửa khẩu Lào Cai, vải thiều luôn được ưu tiên xuất trước, với thủ tục nhanh chóng.
Hàng ngày quản lý vận tải cửa khẩu quốc tế Lào Cai thực hiện cấp phép phương tiện vận tải quốc tế trước giờ mở cửa khẩu 30 phút, đảm bảo không để các phương tiện vận tải chở vải ách tắc tại cửa khẩu.
Tại hội nghị, các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, Bắc Giang và Ban cửa khẩu Hà Khẩu, Trung Quốc đã bàn nhiều giải pháp phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khảu vải thiều như: công tác thông tin, công tác xúc tiến thương mại, thủ tục hành chính thông thoáng, nhanh chóng và an ninh trật tự tại cửa khẩu.
Đồng thời nhiều ý kiến đề nghị hai tỉnh có biện pháp để hỗ trợ việc tiêu thụ vải thiều được thuận lợi như đảm bảo giao thông, an ninh trật tự cho phương tiện vận tải...
Ông Nguyễn Thanh Dương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Lào Cai cùng với các tỉnh bạn tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại để tìm giải pháp tiêu thụ quả vải thiều năm 2014. Ngoài ra, tỉnh Lào Cai chỉ đạo ban Kinh tế, hải Quan và Biên Phòng, trao đổi bàn bạc với các địa phương trong cả nước để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, tổ chức cho các đoàn thương nhân đến tìm hiểu cùng với Bắc Giang và đặc biệt là cam kết đảm bảo các thủ tục nhanh chóng thuận lợi và đặc biệt là không để tồn đọng lượng vải tươi hàng ngày để đưa quả vải tốt nhất vào thương trường”.
Vụ vải thiều năm 2013, trên 44 nghìn tấn đã được xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến phát biểu của ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tại hội thảo “Tác động của các FTAs đối với thương mại xuất nhập khẩu tôm Việt Nam”.

Chỉ 4 tháng đầu năm 2015, tổng số lô tôm xuất khẩu cả nước bị ba thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản trả về do “vướng” chất cấm đã bằng gần 40% so với con số của cả năm ngoái, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad).

Xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu tôm và cá tra xuống thấp cùng với dịch bệnh trên tôm hoành hành từ đầu năm tới nay khiến cho nông dân cắt giảm diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lo lắng về khả năng thiếu nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu vào quí 3 sắp tới.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Với không ít yếu kém từ khâu sản xuất, chế biến tới tiêu thụ, nhiều chuyên gia đánh giá, nếu không kịp thời khắc phục, chỉ vài năm tới khi kinh tế hội nhập sâu, đường ngoại ồ ạt tràn vào, ngành mía đường Việt Nam có thể sẽ bị đánh bật khỏi “cuộc chơi” và “dâng” toàn bộ thị trường cho các DN nước ngoài.