Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm

Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm
Ngày đăng: 17/09/2014

Những năm qua, công tác thú y được chú trọng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tạo ra môi trường chăn nuôi trong sạch, sản phẩm thịt sạch góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

Để hạn chế đến mức thấp nhất các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị đã triển khai thường xuyên và đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, trong đó Chi cục đã làm tốt công tác tiêm phòng định kỳ mỗi năm 2 vụ là vụ xuân và vụ thu.

Dựa vào tác dụng và thời hạn phòng ngừa dịch bệnh của vắc xin mà ngành thú y tỉnh tổ chức tiêm phòng cho các loại gia súc 2 lần trong một năm là tiêm phòng vụ xuân được tổ chức từ 1- 31/3 và vụ thu được tổ chức từ 1- 31/8 (có thể kéo dài thời gian tiêm phòng bổ sung từ 15- 20 ngày trong mỗi vụ và đối với gia cầm thì tiêm phòng quanh năm).

Công tác tiêm phòng được chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh xuống cơ sở và có sự phối hợp với chính quyền địa phương. Đội ngũ cán bộ thú y cơ sở được kiện toàn và thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật tiêm cùng với ý thức của nông dân về tiêm phòng gia súc được nâng lên cho nên công tác tiêm phòng thuận lợi hơn những năm trước đây.

Dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, phần đông nông dân ở vùng đồng bằng chăn nuôi thâm canh tự nguyện tham gia dịch vụ thú y, nhờ đó tỷ lệ tiêm phòng ở vùng này luôn đạt được mức bảo hộ từ 80% tổng đàn trở lên.

Tuy nhiên, ở các vùng nghèo, vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số chăn nuôi chậm phát triển hoặc còn chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung thì ý thức tiêm phòng cho gia súc của người dân còn kém, vì thế kết quả công tác tiêm phòng thường đạt rất thấp.

Đối với đàn lợn do thời gian nuôi ngắn, nông dân thường có tư tưởng chủ quan không tham gia tiêm phòng nên tỷ lệ tiêm phòng cho lợn cũng đạt thấp, toàn tỉnh chỉ đạt từ 20- 30% tổng đàn lợn.

Ngay cả lợn đang mang thai với kỹ thuật tiêm tốt như hiện nay thì có thể tiêm bình thường giúp cho đàn lợn con sinh ra có khả năng kháng thể mạnh đảm bảo được an toàn dịch bệnh, nhưng trên thực tế tâm lý của nông dân vẫn lo ngại chưa mạnh dạn tiêm cho lợn nái.

Đặc biệt một số vùng ở gò đồi và miền núi chăn nuôi trâu bò theo phương thức thả rông nên rất khó để thực hiện được công tác tiêm phòng. Công tác kiểm soát, quản lý dịch bệnh đối với những trâu bò chăn nuôi thả rông cũng rất khó khăn, do đó trâu bò thả rông là đầu mối nguy hiểm làm bùng phát và lây lan dịch bệnh gia súc.

Một thực tế nữa là người chăn nuôi thường có tâm lý chủ quan, lơ là ít tham gia tiêm phòng cho gia súc, gia cầm nếu trong một thời gian dài không có dịch bệnh xảy ra làm cho mầm bệnh lây nhiễm âm ỉ trong đàn gia súc, gia cầm, khả năng kháng bệnh của vật nuôi bị hạn chế đến khi bùng phát thành dịch mới đua nhau tiêm phòng cho gia súc, gia cầm thì khả năng phòng chống bệnh của vật nuôi kém hiệu quả, gây ra hậu quả nghiêm trọng do dịch bệnh...

Từ thực trạng đó, ngành Thú y tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, thông qua chính quyền địa phương để vận động người dân tham gia tiêm phòng cho gia súc.

Ở một số địa phương chính quyền đưa tiêu chí an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi làm tiêu chí thi đua; ngành Thú y quy định hộ chăn nuôi không đăng ký lập đàn và không thực hiện tiêm phòng theo quy định nếu xảy ra dịch bệnh thì tiêu hủy mà không được hỗ trợ thiệt hại.

Để công tác tiêm phòng đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm, công tác tổng kết tiêm phòng năm trước và triển khai tiêm phòng năm nay đã được ngành Thú y thực hiện từ tỉnh đến cơ sở. Những sai sót được rút kinh nghiệm, các địa phương làm tốt được biểu dương để các địa phương khác học tập.

Nhờ vậy, các cơ sở đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện tiêm phòng vụ thu. Tính đến ngày 4/9/2014, toàn tỉnh đã tiêm phòng 50.495 liều vắc xin lở mồm long móng trâu bò, đạt 87,6% kế hoạch; 56.873 liều vắc xin kép cho lợn, đạt 52,6% kế hoạch; 16.144 liều tụ huyết trùng trâu bò và 927 liều vắc xin dại chó bổ dung. Chi cục Thú y cũng tiếp tục triển khai tiêm phòng dịch cúm gia cầm với 84.236 liều vắc xin.

Được sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ trạm thú y huyện thị, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở tổ chức tiêm phòng đúng quy trình kỹ thuật, đúng tiến độ. Chi cục Thú y tỉnh luôn chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ lượng vắc xin và vật tư thú y, đảm bảo giá cả hợp lý và kịp thời cung ứng cho các địa phương. Phấn đấu năm nay nâng cao tỷ lệ tiêm phòng đại trà trên toàn tỉnh, vùng trọng điểm chăn nuôi, giữ vững kết quả tiêm đạt mức bảo hộ khoảng 85% tổng đàn.


Có thể bạn quan tâm

Phú Tân (An Giang) nuôi cá sặc rằn lãi cao Phú Tân (An Giang) nuôi cá sặc rằn lãi cao

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Phú Tân đã tập trung ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản.

11/05/2015
Tôm chết hàng loạt ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) do nắng nóng Tôm chết hàng loạt ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) do nắng nóng

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm ven đầm Cầu Hai (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) sốt ruột khi tôm nuôi chết liên tục tăng lên.

11/05/2015
Khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Thủy điện Hòa Bình Khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Thủy điện Hòa Bình

Vừa qua, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 10/ 2015/QĐ-UBND về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020.

11/05/2015
Đề xuất hỗ trợ hơn 56,6 tỷ đồng cho người nuôi nghêu bị thiệt hại Đề xuất hỗ trợ hơn 56,6 tỷ đồng cho người nuôi nghêu bị thiệt hại

Bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) vừa ký ban hành công văn số 388/UBND đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang hỗ trợ hơn 56,6 tỷ đồng cho những hộ nuôi nghêu bị thiệt hại do nghêu chết tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông năm 2015.

11/05/2015
Phân ủ bằng rơm giúp nâng cao năng suất lúa Phân ủ bằng rơm giúp nâng cao năng suất lúa

Ảnh hưởng của phân ủ từ rơm (phế thải của việc sản xuất nấm rơm) có xử lý Trichoderma đến sinh trưởng và năng suất của 2 giống lúa MTL560 và IR50404 là đề tài của nhóm nghiên cứu Nguyễn Thành Hối, Mai Vũ Duy, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Diễm Hương, Trường đại học Cần Thơ.

11/05/2015