Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm

Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm
Publish date: Wednesday. September 17th, 2014

Những năm qua, công tác thú y được chú trọng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tạo ra môi trường chăn nuôi trong sạch, sản phẩm thịt sạch góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

Để hạn chế đến mức thấp nhất các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị đã triển khai thường xuyên và đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, trong đó Chi cục đã làm tốt công tác tiêm phòng định kỳ mỗi năm 2 vụ là vụ xuân và vụ thu.

Dựa vào tác dụng và thời hạn phòng ngừa dịch bệnh của vắc xin mà ngành thú y tỉnh tổ chức tiêm phòng cho các loại gia súc 2 lần trong một năm là tiêm phòng vụ xuân được tổ chức từ 1- 31/3 và vụ thu được tổ chức từ 1- 31/8 (có thể kéo dài thời gian tiêm phòng bổ sung từ 15- 20 ngày trong mỗi vụ và đối với gia cầm thì tiêm phòng quanh năm).

Công tác tiêm phòng được chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh xuống cơ sở và có sự phối hợp với chính quyền địa phương. Đội ngũ cán bộ thú y cơ sở được kiện toàn và thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật tiêm cùng với ý thức của nông dân về tiêm phòng gia súc được nâng lên cho nên công tác tiêm phòng thuận lợi hơn những năm trước đây.

Dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, phần đông nông dân ở vùng đồng bằng chăn nuôi thâm canh tự nguyện tham gia dịch vụ thú y, nhờ đó tỷ lệ tiêm phòng ở vùng này luôn đạt được mức bảo hộ từ 80% tổng đàn trở lên.

Tuy nhiên, ở các vùng nghèo, vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số chăn nuôi chậm phát triển hoặc còn chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung thì ý thức tiêm phòng cho gia súc của người dân còn kém, vì thế kết quả công tác tiêm phòng thường đạt rất thấp.

Đối với đàn lợn do thời gian nuôi ngắn, nông dân thường có tư tưởng chủ quan không tham gia tiêm phòng nên tỷ lệ tiêm phòng cho lợn cũng đạt thấp, toàn tỉnh chỉ đạt từ 20- 30% tổng đàn lợn.

Ngay cả lợn đang mang thai với kỹ thuật tiêm tốt như hiện nay thì có thể tiêm bình thường giúp cho đàn lợn con sinh ra có khả năng kháng thể mạnh đảm bảo được an toàn dịch bệnh, nhưng trên thực tế tâm lý của nông dân vẫn lo ngại chưa mạnh dạn tiêm cho lợn nái.

Đặc biệt một số vùng ở gò đồi và miền núi chăn nuôi trâu bò theo phương thức thả rông nên rất khó để thực hiện được công tác tiêm phòng. Công tác kiểm soát, quản lý dịch bệnh đối với những trâu bò chăn nuôi thả rông cũng rất khó khăn, do đó trâu bò thả rông là đầu mối nguy hiểm làm bùng phát và lây lan dịch bệnh gia súc.

Một thực tế nữa là người chăn nuôi thường có tâm lý chủ quan, lơ là ít tham gia tiêm phòng cho gia súc, gia cầm nếu trong một thời gian dài không có dịch bệnh xảy ra làm cho mầm bệnh lây nhiễm âm ỉ trong đàn gia súc, gia cầm, khả năng kháng bệnh của vật nuôi bị hạn chế đến khi bùng phát thành dịch mới đua nhau tiêm phòng cho gia súc, gia cầm thì khả năng phòng chống bệnh của vật nuôi kém hiệu quả, gây ra hậu quả nghiêm trọng do dịch bệnh...

Từ thực trạng đó, ngành Thú y tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, thông qua chính quyền địa phương để vận động người dân tham gia tiêm phòng cho gia súc.

Ở một số địa phương chính quyền đưa tiêu chí an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi làm tiêu chí thi đua; ngành Thú y quy định hộ chăn nuôi không đăng ký lập đàn và không thực hiện tiêm phòng theo quy định nếu xảy ra dịch bệnh thì tiêu hủy mà không được hỗ trợ thiệt hại.

Để công tác tiêm phòng đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm, công tác tổng kết tiêm phòng năm trước và triển khai tiêm phòng năm nay đã được ngành Thú y thực hiện từ tỉnh đến cơ sở. Những sai sót được rút kinh nghiệm, các địa phương làm tốt được biểu dương để các địa phương khác học tập.

Nhờ vậy, các cơ sở đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện tiêm phòng vụ thu. Tính đến ngày 4/9/2014, toàn tỉnh đã tiêm phòng 50.495 liều vắc xin lở mồm long móng trâu bò, đạt 87,6% kế hoạch; 56.873 liều vắc xin kép cho lợn, đạt 52,6% kế hoạch; 16.144 liều tụ huyết trùng trâu bò và 927 liều vắc xin dại chó bổ dung. Chi cục Thú y cũng tiếp tục triển khai tiêm phòng dịch cúm gia cầm với 84.236 liều vắc xin.

Được sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ trạm thú y huyện thị, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở tổ chức tiêm phòng đúng quy trình kỹ thuật, đúng tiến độ. Chi cục Thú y tỉnh luôn chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ lượng vắc xin và vật tư thú y, đảm bảo giá cả hợp lý và kịp thời cung ứng cho các địa phương. Phấn đấu năm nay nâng cao tỷ lệ tiêm phòng đại trà trên toàn tỉnh, vùng trọng điểm chăn nuôi, giữ vững kết quả tiêm đạt mức bảo hộ khoảng 85% tổng đàn.


Related news

“Treo Miệng” Cá Tra “Treo Miệng” Cá Tra

Chuyện người nuôi cá tra “treo ao” đã cũ, giờ người nuôi bắt đầu phải “treo miệng” cá tra - ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) than thở về tình cảnh người nuôi cá tra hiện nay.

Saturday. August 10th, 2013
Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nam Định liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14 - 15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.

Saturday. August 10th, 2013
Cán Bộ Thú Y Cơ Sở Giữ Cơ Nghiệp Cho Nhà Nông Cán Bộ Thú Y Cơ Sở Giữ Cơ Nghiệp Cho Nhà Nông

Đối với nhiều nông dân ở Bắc Giang, hình ảnh những cán bộ thú y cơ sở ngày ngày đi khắp các thôn, xóm chăm sóc, điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm đã trở nên quen thuộc. Công việc tuy vất vả nhưng với lòng yêu nghề, họ đã góp phần không nhỏ bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi.

Saturday. August 10th, 2013
Xây Dựng Mô Hình Trồng Mây Nếp, Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Đất Ở Cam Thủy Xây Dựng Mô Hình Trồng Mây Nếp, Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Đất Ở Cam Thủy

Xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) là địa phương thuộc vùng trung du có diện tích tự nhiên 2.069 ha. Hiện nay, đất đai được người dân sử dụng trồng rừng kinh tế và trồng cây cao su rất lớn, với diện tích 1.073 ha (trong đó diện tích rừng trồng là 650 ha, diện tích trồng cây cao su là 423 ha), chiếm 51,86% diện tích tự nhiên của địa phương.

Saturday. August 10th, 2013
Thanh Long Bình Thuận Hướng Tới VietGAP Hóa Diện Tích Hiện Có Thanh Long Bình Thuận Hướng Tới VietGAP Hóa Diện Tích Hiện Có

Thanh long hiện được xác định là sản phẩm lợi thế của Bình Thuận, đồng thời còn dẫn đầu danh sách trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả và phát triển bền vững, địa phương cùng ngành chức năng cần nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp thật căn cơ. Và một trong nhóm giải pháp mà Sở Công thương tính đến có đề cập hướng VietGAP hóa diện tích thanh long hiện có…

Saturday. August 10th, 2013