Củng Cố Công Tác Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra
Theo quy hoạch, giai đoạn năm 2009-2015 diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 2.550ha thuộc 11/12 huyện, thị, thành phố với sản lượng đạt 383.000 tấn và năm 2020, diện tích nuôi là 2.700ha với sản lượng 400.000 tấn. Năm 2012, tổng diện tích thả nuôi cá tra thương phẩm là 1.943ha với hệ số quay vòng 1,2 vòng/năm. So với chỉ tiêu quy hoạch năm 2015 đạt 76,19%.
Số hộ nuôi cá tra đã giảm dần qua các năm, chủ yếu là các hộ nuôi nhỏ lẻ, ngoài vùng quy hoạch. Năm 2009, toàn tỉnh có 712 hộ nuôi, đến năm năm 2011 giảm còn 419 hộ nuôi cá tra. Năm 2012 có tổng số hộ nuôi là 428, tập trung nhiều nhất ở huyện Châu Thành 105 hộ, kế đến là Thanh Bình 105 hộ, thấp nhất là huyện Hồng Ngự. Quy mô diện tích lớn hơn 1ha có 105 hộ, chiếm 24,53% tổng số hộ sản xuất cá tra toàn tỉnh.
Về khả năng liên kết dọc toàn tỉnh, hiện có 84,2% các hộ nuôi có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và 87,5% hộ nuôi có liên kết với các nhà máy chế biến thức ăn hoặc đại lý cung ứng thức ăn thủy sản. Đối với vùng nuôi thuộc các doanh nghiệp với diện tích ao nuôi là 1.124ha, chiếm 64,5% diện tích nuôi của tỉnh. Trong đó, các doanh nghiệp có vùng nuôi lớn là Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Đồng Tâm, Công ty Tô Châu, Công ty Hoàng Long.
Theo đánh giá, hầu hết các địa phương chưa khai thác hết chỉ tiêu quy hoạch, một số vùng quy hoạch chưa được đầu tư khai thác, trong khi đó phát sinh một số diện tích đào mới thuộc vùng nội đồng Tháp Mười, các cụm, tuyến dân cư vẫn tiếp tục duy trì nuôi. Toàn tỉnh có 8 huyện, thị, thành phố có diện tích nuôi cá tra thương phẩm ngoài vùng quy hoạch, với tổng diện tích là 451ha. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại các huyện: Tân Hồng 103ha, Tam Nông 198ha, huyện Cao Lãnh 63ha, Thanh Bình 46ha.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, để không phát sinh các trường hợp nuôi cá tra ngoài vùng quy hoạch, Sở đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý quy hoạch, công bố quy hoạch chi tiết cho các hộ dân biết và thực hiện. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vùng quy hoạch nuôi cá tra, nhất là các trường hợp nuôi cá tra gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện việc cam kết bảo vệ môi trường hoặc vận động chuyển sang nuôi thủy sản khác ít gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, Sở đã đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung vùng quy hoạch cho các địa phương theo hướng ổn định diện tích nuôi và sản xuất bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Khoai lang Nhật, hiện đang là cây trồng cho thu nhập ổn định. Khoai lang Nhật không chỉ bán nội địa mà một lượng lớn dùng để xuất khẩu với giá cao. Và một doanh nghiệp đã và đang đồng hành với nông dân, đưa củ khoai lang Nhật của Việt Nam đến với những phương trời xa. Đó là Công ty cổ phần Viên Sơn đóng trên địa bàn xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng).
Bây giờ đến thôn 1 (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) không còn cảnh đường trơn trượt nữa. Con đường rải nhựa phẳng lỳ nối tiếp con đường bê tông chạy dài tít tắp. Một sự đổi thay mà chỉ có những con người trước đây đã từng đến mới cảm nhận hết được.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, trong đời sống, sản xuất, nhiều vấn đề bức xúc cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết. Nhu cầu đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao.
Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.
Ngoài phát triển cây cà phê, huyện Mường Ảng còn chú trọng hướng tới một nền sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao bằng việc áp dụng những giống lúa mới thích hợp với điều kiện khí hậu của vùng, đặc biệt là lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả cao.