Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân

Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.
Ở nhiều tỉnh miền núi, có một vấn đề hết sức đáng tiếc là nhiều nơi, bà con vội vàng phá bỏ những diện tích mạ đã gieo trước tết mà không cần biết mạ còn tốt hay không. Tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, khi Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trịnh Duy Quyền đến kiểm tra, mặc dù trời đã hửng nắng nhưng người dân không hề dỡ bỏ nylon che phủ.
Tại ruộng nhà chị Đàm Thị Mai, nylon vẫn phủ kín mít. Hỏi tại sao không dỡ nylon che phủ khi trời đã nắng ấm, chị Mai quả quyết: Mạ này đã gieo lâu lắm rồi, từ trước tết kia nên cán bộ khuyến nông xã bảo phá đi để gieo mạ từ giống mới do huyện hỗ trợ. Đại diện Cục Trồng trọt phải thuyết phục rất lâu, chị Mai mới xuống dỡ nylon trên luống mạ. Mọi người đều ngỡ ngàng bởi ruộng mạ còn khá xanh. Số mạ này đã vượt qua giá rét nên cấy xuống sẽ phát triển rất nhanh và tốt. Anh cán bộ khuyến nông xã trong bộ áo trắng, giầy da đen vẫn thản nhiên ngồi trên bờ ruộng mặc dù Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên Lưu Quang Định đi vội đôi ủng để xuống dỡ nylon cùng bà con.
Câu chuyện tại Hà Giang cho thấy, mặc dù trên TƯ, tỉnh đã có hết các công điện, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật rõ ràng, nhưng thực tế tại nhiều thôn, bản những chỉ đạo này đã không đến được với người sản xuất. Diện tích mạ còn tốt, bà con không tận dụng cấy để kịp thời vụ mà lại phá bỏ để gieo
Related news

Nghề nuôi lươn trong những năm gần đây phát triển mạnh trên địa bàn thị xã Tân Châu nói riêng và tỉnh An Giang nói chung. Tuy nhiên, tình hình bệnh trên lươn nuôi thương phẩm diễn biến ngày càng phức tạp đã gây không ít khó khăn cho việc định hướng và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4- 5% so với năm 2013. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao, lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000- 52.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá lớn.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.

Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.