Làm giàu với mô hình trồng nấm
Là cán bộ chi hội phụ nữ thôn, chị Hải luôn trăn trở tìm cách làm giàu bằng các mô hình kinh tế để làm gương cho các hội viên khác.
Sau khi trải qua nhiều mô hình khác nhau nhưng không hiệu quả, năm 2005, chị tìm hiểu rồi học kỹ thuật làm nấm sò và thử nghiệm 3.000 bịch.
Với nguồn vốn ban đầu còn ít nên chị Hải chọn hướng đi lấy ngắn nuôi dài, mỗi năm chỉ trồng vài nghìn bịch.
Do nhu cầu sử dụng nấm sò của thị trường khá lớn nên sản phẩm nấm của chị Hải tiêu thụ thuận lợi.
Từ số tiền tích lũy được, chị tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình trồng nấm.
Ngoài làm nấm sò, chị còn kết hợp trồng thêm nấm mộc nhĩ, nấm linh chi.
Đến nay, trang trại nấm của chị Hải đã có trên 20.000 bịch nấm sò; 5.000 bịch nấm linh chi và 4.000 bịch nấm mộc nhĩ, bình quân mỗi tháng xuất bán khoảng 1 tấn nấm các loại, sau khi trừ mọi chi phí lãi ròng trên 10 triệu đồng.
Theo chị Hải, nếu trên cùng một đơn vị diện tích, trồng nấm lợi nhuận cao hơn nhiều lần trồng lúa và một số loại hoa màu khác.
Đồng thời, mô hình trồng nấm cũng đã tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như rơm rạ, mùn cưa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường ở vùng nông thôn.
Quy trình sản xuất nấm hoàn toàn tự nhiên nên nấm là thực phẩm sạch, được thị trường ưa chuộng, có thời điểm như Tết Nguyên đán, chị Hải không sản xuất đủ nấm để cung cấp cho khách hàng.
Tuy nhiên, sản xuất nấm phải tuân theo quy trình kỹ thuật khá nghiêm ngặt và phải biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Chẳng hạn như phải phun nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho trại nấm, nếu thiếu nước nấm sẽ bị khô, phát triển chậm, ảnh hưởng đến năng suất, nhưng nếu tưới nước quá nhiều nấm lại bị chết thối, không thể thu hoạch được.
Người trồng nấm phải kiên trì, tỉ mẩn, thường xuyên canh chừng trại nấm để điều chỉnh cách tưới nước phù hợp, tuyệt đối không để chuột hoặc kiến vào trại nấm cắn phá, gây bệnh.
Trong thời gian tới, chị Hải dự định sẽ trồng thêm khoảng 10.000 bịch nấm các loại để nâng cao thu nhập.
Ngoài mô hình trồng nấm, chị còn nuôi tôm sú, làm đại lý cung cấp thức ăn cho tôm trên địa bàn và làm thêm 8 sào ruộng.
Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình chị Hải lãi ròng trên 300 triệu đồng.
Bên cạnh vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình, chị Hải còn được biết đến là một chi hội trưởng chi hội phụ nữ năng động, nhiệt tình, không ngừng nỗ lực để đưa phong trào hội ngày càng đi lên.
Chị luôn trăn trở suy nghĩ, tìm cách tạo điều kiện cho chị em phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Chị thường xuyên quan tâm, gần gũi, nắm bắt hoàn cảnh từng hội viên, từ đó đề xuất các biện pháp giúp đỡ phù hợp.
Bằng nhiều biện pháp khác nhau, chị Hải đã vận động chị em phụ nữ trong thôn tham gia Hội Phụ nữ và đóng góp thành lập quỹ tiết kiệm tín dụng để giúp các hội viên có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, vận động chị em hội viên, phụ nữ tiếp cận với các nguồn vốn vay, một số kỹ thuật mới để phát triển kinh tế.
Nhờ vậy, nhiều hội viên phụ nữ trong thôn đã có điều kiện để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững, sự đoàn kết, tương thân, tương ái trong hội viên phụ nữ ngày một tăng thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.
Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.
Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…
Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.