Làm giàu với mô hình trồng nấm

Là cán bộ chi hội phụ nữ thôn, chị Hải luôn trăn trở tìm cách làm giàu bằng các mô hình kinh tế để làm gương cho các hội viên khác.
Sau khi trải qua nhiều mô hình khác nhau nhưng không hiệu quả, năm 2005, chị tìm hiểu rồi học kỹ thuật làm nấm sò và thử nghiệm 3.000 bịch.
Với nguồn vốn ban đầu còn ít nên chị Hải chọn hướng đi lấy ngắn nuôi dài, mỗi năm chỉ trồng vài nghìn bịch.
Do nhu cầu sử dụng nấm sò của thị trường khá lớn nên sản phẩm nấm của chị Hải tiêu thụ thuận lợi.
Từ số tiền tích lũy được, chị tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình trồng nấm.
Ngoài làm nấm sò, chị còn kết hợp trồng thêm nấm mộc nhĩ, nấm linh chi.
Đến nay, trang trại nấm của chị Hải đã có trên 20.000 bịch nấm sò; 5.000 bịch nấm linh chi và 4.000 bịch nấm mộc nhĩ, bình quân mỗi tháng xuất bán khoảng 1 tấn nấm các loại, sau khi trừ mọi chi phí lãi ròng trên 10 triệu đồng.
Theo chị Hải, nếu trên cùng một đơn vị diện tích, trồng nấm lợi nhuận cao hơn nhiều lần trồng lúa và một số loại hoa màu khác.
Đồng thời, mô hình trồng nấm cũng đã tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như rơm rạ, mùn cưa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường ở vùng nông thôn.
Quy trình sản xuất nấm hoàn toàn tự nhiên nên nấm là thực phẩm sạch, được thị trường ưa chuộng, có thời điểm như Tết Nguyên đán, chị Hải không sản xuất đủ nấm để cung cấp cho khách hàng.
Tuy nhiên, sản xuất nấm phải tuân theo quy trình kỹ thuật khá nghiêm ngặt và phải biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Chẳng hạn như phải phun nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho trại nấm, nếu thiếu nước nấm sẽ bị khô, phát triển chậm, ảnh hưởng đến năng suất, nhưng nếu tưới nước quá nhiều nấm lại bị chết thối, không thể thu hoạch được.
Người trồng nấm phải kiên trì, tỉ mẩn, thường xuyên canh chừng trại nấm để điều chỉnh cách tưới nước phù hợp, tuyệt đối không để chuột hoặc kiến vào trại nấm cắn phá, gây bệnh.
Trong thời gian tới, chị Hải dự định sẽ trồng thêm khoảng 10.000 bịch nấm các loại để nâng cao thu nhập.
Ngoài mô hình trồng nấm, chị còn nuôi tôm sú, làm đại lý cung cấp thức ăn cho tôm trên địa bàn và làm thêm 8 sào ruộng.
Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình chị Hải lãi ròng trên 300 triệu đồng.
Bên cạnh vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình, chị Hải còn được biết đến là một chi hội trưởng chi hội phụ nữ năng động, nhiệt tình, không ngừng nỗ lực để đưa phong trào hội ngày càng đi lên.
Chị luôn trăn trở suy nghĩ, tìm cách tạo điều kiện cho chị em phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Chị thường xuyên quan tâm, gần gũi, nắm bắt hoàn cảnh từng hội viên, từ đó đề xuất các biện pháp giúp đỡ phù hợp.
Bằng nhiều biện pháp khác nhau, chị Hải đã vận động chị em phụ nữ trong thôn tham gia Hội Phụ nữ và đóng góp thành lập quỹ tiết kiệm tín dụng để giúp các hội viên có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, vận động chị em hội viên, phụ nữ tiếp cận với các nguồn vốn vay, một số kỹ thuật mới để phát triển kinh tế.
Nhờ vậy, nhiều hội viên phụ nữ trong thôn đã có điều kiện để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững, sự đoàn kết, tương thân, tương ái trong hội viên phụ nữ ngày một tăng thêm.
Related news

Tháng 10, đi dọc tuyến quốc lộ 15A ngược ngàn Hương Khê, chúng tôi bắt gặp không ít sạp bán cam “di động”. Càng đi về trung tâm huyện Hương Khê, cam bày bán càng nhiều. Đây cũng là thời điểm cam Khe Mây - đặc sản của vùng vào vụ thu hoạch...

Sau 3 ngày, 3 đêm lênh đênh trên biển, những chuyến đánh bắt cá của ngư dân Việt có sự hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản đã cập bờ.

Bình quân mỗi cây phật phủ sẽ cho 40 - 50 trái đối với cây 1 năm tuổi và nếu chăm sóc tốt hơn cây cho trái nhiều hơn, đẹp hơn. Phật thủ chỉ bán trái chứ không bán ký. Mỗi trái dao động từ 120.000 đồng - 150.000 đồng/trái (tùy theo trái lớn, nhỏ).

Hạt lúa non sau khi rang trên chảo gang đúc được đưa vào cối giã. Trung bình giã và sàng sảy từ 5 – 8 lần mới thành cốm. Hạt cốm ngon phải có màu xanh, hạt dẹt, thơm, dẻo, ăn có vị ngọt ngậy.
Việc nhiều nước, trong đó có những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Brazil, Ấn Độ, Indonesia hạ giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu đã khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp khó, nhất là hàng nông, thủy sản.