Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Với Mai Cổ Thụ

Làm Giàu Với Mai Cổ Thụ
Ngày đăng: 27/12/2013

Dù đã có trong tay tấm bằng đại học nhưng khác với bạn bè cùng trang lứa, Phạm Minh Tùng ở ấp Trường Thuận, xã Sông Thao (Trảng Bom - Đồng Nai) lại lập nghiệp bằng nghề trồng hoa, cây cảnh và lựa chọn cây mai vàng để thực hiện ước mơ của mình. Hiện, anh đã có hơn 200 gốc mai cổ thụ, đem lại cho gia đình nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.

Thỏa niềm đam mê

Vốn sinh ra ở Bến Tre, cái nôi của nghề trồng hoa, cây cảnh, đặc biệt là mai vàng nên từ nhỏ Tùng đã được tiếp xúc với công việc này, cũng từ đây niềm đam mê cây cảnh lớn dần trong anh.

Được gia đình lo cho ăn học, cộng với năng khiếu trời cho, Tùng thi đỗ vào Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Năm 1990, Tùng tốt nghiệp, anh hăm hở đi xin việc làm cùng với bao mộng mơ của tuổi trẻ. Được nhận vào làm việc tại Công ty Sơn mài Lam Sơn, những tưởng niềm đam mê của Tùng đã thỏa nhưng với chút “ngông” của dân nghệ thuật, cộng với niềm đam mê cây cảnh từ thuở nhỏ đã khiến anh không thể “dừng chân” ở đây. “Tôi thích tự do. Công việc đó gò bó, tôi tự thấy mình không hợp lắm”, vừa cười, Tùng vừa tâm sự.

Thế là sau 2 năm làm việc tại công ty sơn mài, Tùng xin nghỉ việc về quê vợ ở ấp Trường Thuận, xã Sông Thao lập nghiệp. Những ngày đầu do chưa có vốn nên vợ chồng anh mở lò rang xay càphê. “Đây là nghề mà tôi làm thêm thời đi học”, Tùng kể. Cuộc sống dù còn khó khăn nhưng vốn đam mê mai nên trong những lúc đi bỏ mối càphê, Tùng vẫn tìm tòi, hỏi mua mai về chơi.

Vốn có kinh nghiệm với cây cảnh, mặt khác lại có kiến thức nghệ thuật và đôi bàn tay khéo léo nên những cây mai sau khi mua về được anh chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng thế độc đáo, được nhiều người ưa thích. Từ đó ngày càng có nhiều người tìm đến tham quan, hỏi mua mai của anh. Nhờ sự nhanh nhạy cũng như tìm hiểu qua những người mua cây, Tùng quyết định bỏ nghề rang xay càphê, chọn cho mình hướng đi riêng: chơi mai cổ thụ bon sai.

50 gốc mai = 500 triệu đồng

Tùng cho biết, mai vốn sinh trưởng chậm nên để có được những cây mai cổ thụ phải mất một thời gian dài. Chính vì vậy, anh phải đi khắp nơi hỏi mua, thường xuyên xa nhà cả tháng trời để “săn” mai. “Để có cây đẹp, tôi đi khắp nơi, từ Bình Định đến miền Tây, nơi nào trồng nhiều mai là tôi đến”, Tùng cho biết. Sau này, anh chủ động làm quen với vài người ở những nơi mua, hướng dẫn họ tiêu chí chọn cây cơ bản. Khi có cây phù hợp, họ sẽ thông báo cho anh.

“Chơi mai cổ thụ thì tay nghề phải cao và phải hiểu rõ đặc tính của cây. Bởi không phải cây nào cũng có dáng, thế đẹp. Chính vì vậy mà mai cổ thụ ngày càng có giá trị chứ không bao giờ lỗi thời”, Tùng nói.

Cây sau khi được bứng từ vườn về còn yếu nên giai đoạn này phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Đợi đến khi cây phục hồi, ra chồi mới đến công đoạn tạo dáng và tán cho cây, thời gian này kéo dài đến 3 - 5 năm. Theo Tùng, để có cây mai kiểng đẹp, cần có những tiêu chí nhất định, trong đó quan trọng nhất là bộ rễ, tiếp đến là gốc, thân, cành, cuối cùng là giống: “Nhất đế, nhì thân, tam cành, tứ giống”.

Do quá trình tạo ra cây mai cổ thụ bon sai hoàn chỉnh khá lâu và công phu nên giá thành cũng khá cao. Tùng cho biết: “Mấy năm đầu, cứ đến Tết là vợ chồng tôi chở mai lên thành phố Biên Hòa bán, dần dần có nhiều người biết tiếng nên thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng, không chỉ tại Đồng Nai mà nhà vườn ở miền Tây, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương cũng tìm đến”.

Hiện, trung bình hàng năm anh xuất bán hơn 50 gốc mai cổ thụ, có thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.


Có thể bạn quan tâm

Đặc Sản Đón Tết Đặc Sản Đón Tết

Theo ông Thành, thông qua 2 sản phẩm mới này, ông và các thành viên trong CLB muốn gửi đến bà con thông điệp về sự may mắn, phát tài, trường thọ trong dịp năm mới.

03/12/2013
Mô Hình Trồng Mít Thái Siêu Sớm Và Ổi Không Hạt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Khá Mô Hình Trồng Mít Thái Siêu Sớm Và Ổi Không Hạt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Khá

Ông Đặng Văn Chín (Bé Chín), Chi hội phó Chi hội Người cao tuổi ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) luôn trăn trở tìm ra giải pháp để thoát nghèo ngay trên mảnh đất quê hương.

03/12/2013
Nuôi Sò Huyết Hiệu Quả Cao Nuôi Sò Huyết Hiệu Quả Cao

Anh cho biết: Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, được sự động viên và hướng dẫn kỹ thuật nuôi sò huyết của người thân, vụ nuôi năm 2011

03/12/2013
Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Khánh Hòa đã tận dụng diện tích đất vườn để xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi heo rừng. Tuy nhiên, khác với cách nuôi heo thịt của những hộ đi trước đã làm, gia đình chị Lê Thị Nhịn ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa)

03/12/2013
Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản năm 2013, Chi cục Nuôi trồng thủy sản triển khai dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 12ha tại cơ sở nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Đăng Nhân, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu).

26/12/2013