Ngành chăn nuôi gia cầm Hoa Kỳ phủ nhận bán phá giá thịt gà tại Việt Nam
Theo ông Jim Sumner, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu trứng và gia cầm Hoa Kỳ, một số phần thịt của gà Mỹ được bán tại Việt Nam ở mức giá tương tự hoặc cao hơn so với mức giá ở Hoa Kỳ, do đó theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới các sản phẩm thịt gà này không bán phá giá.
Những người chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận do giá thức ăn chăn nuôi cao. "Chúng tôi rất thông cảm rằng tình trạng này đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất địa phương", ông Sumner nói. "Người tiêu dùng Việt Nam nên lưu ý rằng việc khiếu nại đang hướng về các sản phẩm thịt đùi gà đông lạnh nhưng các sản phẩm này không cạnh tranh trực tiếp với gà địa phương tươi, nguyên con, là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng Việt Nam".
Ông Sumner cho biết, USAPEEC và ngành công nghiệp gia cầm của Hoa Kỳ đã luôn ủng hộ ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam, bằng việc tổ chức các hội thảo, tập huấn khác nhau nhằm mục đích hổ trợ ngành chăn nuôi gia cầm địa phương về vấn đề thực hành an toàn thực phẩm và an toàn sinh học.
Hai phần ba lượng đùi gà góc tư sản xuất ở Hoa Kỳ được tiêu thụ tại Hoa Kỳ, số còn lại được xuất khẩu tới hơn 125 quốc gia trên thế giới, trong đó cóViệt Nam, ở mức giá thấp hơn so với giá của lườn gà (ức gà) và cánh gà, nhưng với giá bán tương tự tại Mỹ. Các sản phẩm gia cầm của Hoa Kỳ được xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là đùi gà góc tư, đùi gà, và chân gà.
Ông Sumner lưu ý rằng tất cả các sản phẩm gia cầm của Hoa Kỳ đều được kiểm tra bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ về tính tươi nguyên và những sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn thực phẩm giống như những sản phẩm được tiêu thụ tại Hoa Kỳ.
Hiện nay, WPF cũng đang phối hợp với Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp quốc trong việc thực hiện chương trình quản lý giống nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho ngành gia cầm Việt Nam. Cùng với ngành ngũ cốc Hoa Kỳ, USAPEEC cũng đã tài trợ giúp các cơ quan Việt Nam trong quá trình soạn thảo một số luật mới về các lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảo vệ thực vật, thú y và sử dụng thuốc thú ý.
Nhiều trong số các hoạt động này nhằm mục đích tăng nguồn cung của thịt gà, giá cả hợp lý, và cuối cùng là sự tiêu thụ gà tại Việt Nam. Ngành gia cầm Hoa Kỳ không có lợi ích trong việc cạnh tranh với ngành gia cầm Việt Nam, hoặc trong việc cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm sản xuất nội địa, bởi vì sự gia tăng tiêu thụ sản phẩm gia cầm có lợi cho tất cả mọi người, ông Sumner nói.
Có thể bạn quan tâm
Tình hình nuôi ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, toàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống, chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Nhìn chung, trong năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm giống được giữ vững. Năm 2014, tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5 ha.
Anh Nguyễn Văn Mỹ, ở xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa) hiện có 12 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng. Sau khi thu hoạch tôm, đến mùa mưa anh nuôi tiếp vụ cua, năm nay anh thu gần 900 triệu đồng.
UBND tỉnh Vĩnh Long đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH De Heus– Hà Lan thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trại thực nghiệm thủy sản và thành lập chi nhánh R&D (Research & Development) Công ty TNHH De Heus tại ấp An Hương 1, xã Mỹ An (Mang Thít), với tổng vốn đầu tư 62 tỷ đồng, tương đương 3 triệu USD.
Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.