Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Với Mai Cổ Thụ

Làm Giàu Với Mai Cổ Thụ
Publish date: Friday. December 27th, 2013

Dù đã có trong tay tấm bằng đại học nhưng khác với bạn bè cùng trang lứa, Phạm Minh Tùng ở ấp Trường Thuận, xã Sông Thao (Trảng Bom - Đồng Nai) lại lập nghiệp bằng nghề trồng hoa, cây cảnh và lựa chọn cây mai vàng để thực hiện ước mơ của mình. Hiện, anh đã có hơn 200 gốc mai cổ thụ, đem lại cho gia đình nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.

Thỏa niềm đam mê

Vốn sinh ra ở Bến Tre, cái nôi của nghề trồng hoa, cây cảnh, đặc biệt là mai vàng nên từ nhỏ Tùng đã được tiếp xúc với công việc này, cũng từ đây niềm đam mê cây cảnh lớn dần trong anh.

Được gia đình lo cho ăn học, cộng với năng khiếu trời cho, Tùng thi đỗ vào Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Năm 1990, Tùng tốt nghiệp, anh hăm hở đi xin việc làm cùng với bao mộng mơ của tuổi trẻ. Được nhận vào làm việc tại Công ty Sơn mài Lam Sơn, những tưởng niềm đam mê của Tùng đã thỏa nhưng với chút “ngông” của dân nghệ thuật, cộng với niềm đam mê cây cảnh từ thuở nhỏ đã khiến anh không thể “dừng chân” ở đây. “Tôi thích tự do. Công việc đó gò bó, tôi tự thấy mình không hợp lắm”, vừa cười, Tùng vừa tâm sự.

Thế là sau 2 năm làm việc tại công ty sơn mài, Tùng xin nghỉ việc về quê vợ ở ấp Trường Thuận, xã Sông Thao lập nghiệp. Những ngày đầu do chưa có vốn nên vợ chồng anh mở lò rang xay càphê. “Đây là nghề mà tôi làm thêm thời đi học”, Tùng kể. Cuộc sống dù còn khó khăn nhưng vốn đam mê mai nên trong những lúc đi bỏ mối càphê, Tùng vẫn tìm tòi, hỏi mua mai về chơi.

Vốn có kinh nghiệm với cây cảnh, mặt khác lại có kiến thức nghệ thuật và đôi bàn tay khéo léo nên những cây mai sau khi mua về được anh chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng thế độc đáo, được nhiều người ưa thích. Từ đó ngày càng có nhiều người tìm đến tham quan, hỏi mua mai của anh. Nhờ sự nhanh nhạy cũng như tìm hiểu qua những người mua cây, Tùng quyết định bỏ nghề rang xay càphê, chọn cho mình hướng đi riêng: chơi mai cổ thụ bon sai.

50 gốc mai = 500 triệu đồng

Tùng cho biết, mai vốn sinh trưởng chậm nên để có được những cây mai cổ thụ phải mất một thời gian dài. Chính vì vậy, anh phải đi khắp nơi hỏi mua, thường xuyên xa nhà cả tháng trời để “săn” mai. “Để có cây đẹp, tôi đi khắp nơi, từ Bình Định đến miền Tây, nơi nào trồng nhiều mai là tôi đến”, Tùng cho biết. Sau này, anh chủ động làm quen với vài người ở những nơi mua, hướng dẫn họ tiêu chí chọn cây cơ bản. Khi có cây phù hợp, họ sẽ thông báo cho anh.

“Chơi mai cổ thụ thì tay nghề phải cao và phải hiểu rõ đặc tính của cây. Bởi không phải cây nào cũng có dáng, thế đẹp. Chính vì vậy mà mai cổ thụ ngày càng có giá trị chứ không bao giờ lỗi thời”, Tùng nói.

Cây sau khi được bứng từ vườn về còn yếu nên giai đoạn này phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Đợi đến khi cây phục hồi, ra chồi mới đến công đoạn tạo dáng và tán cho cây, thời gian này kéo dài đến 3 - 5 năm. Theo Tùng, để có cây mai kiểng đẹp, cần có những tiêu chí nhất định, trong đó quan trọng nhất là bộ rễ, tiếp đến là gốc, thân, cành, cuối cùng là giống: “Nhất đế, nhì thân, tam cành, tứ giống”.

Do quá trình tạo ra cây mai cổ thụ bon sai hoàn chỉnh khá lâu và công phu nên giá thành cũng khá cao. Tùng cho biết: “Mấy năm đầu, cứ đến Tết là vợ chồng tôi chở mai lên thành phố Biên Hòa bán, dần dần có nhiều người biết tiếng nên thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng, không chỉ tại Đồng Nai mà nhà vườn ở miền Tây, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương cũng tìm đến”.

Hiện, trung bình hàng năm anh xuất bán hơn 50 gốc mai cổ thụ, có thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.


Related news

Nghêu chết hàng loạt ở các hợp tác xã tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình Nghêu chết hàng loạt ở các hợp tác xã tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình

Mặc dù tháng 3, tháng 4 năm nay thời tiết chưa phải là quá nóng so với nhiều năm trước đây nhưng tình trạng nghêu chết hàng loạt trong tỉnh Bến Tre đã diễn ra, gây nhiều thiệt hại cho các hợp tác xã (HTX). Ngành Nông nghiệp cũng đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống các sân nghêu để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hạn chế.

Thursday. April 9th, 2015
Ngư Dân Sông Đốc Trúng Mùa Cá Ngư Dân Sông Đốc Trúng Mùa Cá

Ông Đoàn Quốc Lượm một ngư dân tại cửa biển Sông Đốc cho biết: Sau khoảng 20 ngày khai thác, chiếc tàu lưới kéo của gia đình thu hoạch được hàng chục tấn cá các loại. Do giá cá biển đang ở mức cao, nên sau khi trừ chi phí và chia cho ngư phủ, ông Lượm còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Được mùa cá, nhưng các phương tiện làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc lại có một chuyến biển thất thu, chỉ từ huề đến lỗ vốn.

Monday. August 11th, 2014
Sản Lượng Tôm Ở Kiên Giang Tăng Mạnh Sản Lượng Tôm Ở Kiên Giang Tăng Mạnh

Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.

Monday. August 11th, 2014
Bà Rịa – Vũng Tàu Xây Dựng Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Bà Rịa – Vũng Tàu Xây Dựng Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Monday. August 11th, 2014
Quảng Trung (Quảng Xương, Thanh Hóa) Nhiều Diện Tích Tôm Cá Chết Rải Rác Quảng Trung (Quảng Xương, Thanh Hóa) Nhiều Diện Tích Tôm Cá Chết Rải Rác

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.

Monday. August 11th, 2014