Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vực dậy cá tra

Vực dậy cá tra
Ngày đăng: 05/08/2015

Tại hội nghị “Bàn giải pháp chính sách thúc đẩy SX và tiêu thụ cá tra” vừa tổ chức tại Cần Thơ, ông Võ Hùng Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi thả mới cá tra đạt hơn 1.950 ha, tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2014.

Diện tích thu hoạch hơn 1.850 ha, giảm 0,51% so cùng kỳ, sản lượng đạt 516.000 tấn, tăng 1,22% so với cùng kỳ.

Thị trường cá tra nguyên liệu dao động từ 19.000 - 24.500 đ/kg. Nhưng riêng trong tháng 6/2015, giá giảm còn 19.000 - 20.000 đ/kg. Tổng kim ngạch XK cá tra đến hết tháng 5 đạt hơn 616 triệu USD, giảm hơn 7% so với cùng kỳ năm 2014.

Ông Ngô Quang Tú, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN- PTNT) nhận định, ngành hàng cá tra VN có khả năng tiêu thụ rất lớn, XK đến 142 thị trường các nước trên thế giới (chiếm tới 90% sản lượng), còn thị trường nội địa đang bỏ ngỏ, chỉ tiêu thụ khoảng 10.000 tấn/năm.

Nhiều ý kiến tham gia hội nghị đề nghị cần triển khai hiệu quả Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra và Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng hỗ trợ cho SX giống, thức ăn thủy sản, kiểm soát môi trường, dịch bệnh và chế biến XK.

Ông Tú cho rằng cần có đề án để vực dậy ngành cá tra, giải quyết bài toán cung - cầu, xác định thị trường cần gì, phụ phẩm bán đi đâu...

Hiện Cty Hùng Cá có vùng nuôi cá tra hàng trăm ha, 1 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản với công suất 800 - 900 tấn/ngày, 1 nhà máy chế biến bột cá, mỡ cá, 5 nhà máy chế biến và sắp tới đi vào hoạt động 1 nhà máy chế biến thủy sản.

Đây là DN nằm trong chương trình cho vay thí điểm theo Nghị quyết 14/NQ-CP. Thế nhưng, ông Trần Văn Hùng, Tổng GĐ Cty Hùng Cá phàn nàn, là một DN chuyển từ hộ nuôi cá sang thành lập Cty và hoạt động 9 năm qua, nhưng thực tế SX theo chuỗi giá trị không phải dễ.

Thời gian qua, 50 hộ đang đăng ký liên kết vào chuỗi SX của Cty Hùng Cá, trong đó 40 hộ trước đây nuôi thua lỗ, vỡ nợ.

Vì thiếu vốn, do ngân hàng cho vay phải có tài sản thế chấp, đến khi định giá đất theo quy định cho vay chỉ được vài chục triệu đồng. Do đó Cty phải ứng tiền cho các hộ này tái đầu tư nuôi cá. Các hộ đang mong chờ cơ quan chức năng địa phương xác định đưa vào vùng quy hoạch nuôi cá.

“Người nuôi cá phá sản nếu được vực dậy, đưa vào chuỗi SX liên kết cùng DN tham gia quản lý là rất tốt. DN sẽ đứng ra bảo lãnh cho người nuôi. Khi đó sẽ không còn tình trạng mua ép giá, bán phá giá.

Thời hạn trả lãi vay ngân hàng của hộ nuôi cá cần tăng lên 8 tháng thay vì 6 tháng và đối với DN tăng thời gian trả lãi từ 10 tháng lên 12 tháng để đáp ứng các yêu cầu XK, quay vòng vốn”, ông Hùng đề xuất.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Từ Ứng Dụng Khoa Học Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Từ Ứng Dụng Khoa Học

Hậu Giang có nhiều nông sản có thế mạnh cạnh tranh, tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật sản xuất của người dân còn yếu. Từ đó, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học tiên tiến chưa nhiều, đúng quy trình nên sản phẩm làm ra chưa đồng đều về chất lượng, năng suất chưa cao. Việc giúp nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến là một vấn đề cần thiết.

01/12/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Dự Kiến Đạt 7 Tỷ USD Xuất Khẩu Thủy Sản Dự Kiến Đạt 7 Tỷ USD

Cơ sở để VASEP đưa ra dự báo trên là căn cứ vào tình hình xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay đã đạt 2,86 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm tăng ở tất cả các thị trường, còn xuất khẩu cá tra, bạch tuộc đã có dấu hiệu phục hồi.

04/07/2014
Bình Phước Nuôi Hươu, Nai Lấy Nhung Dễ Làm, Lợi Nhuận Cao Bình Phước Nuôi Hươu, Nai Lấy Nhung Dễ Làm, Lợi Nhuận Cao

Từ 8 con hươu vào năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở Thị trấn Tân Phú - Đồng Phú - tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là nông hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan và học tập.

04/07/2014
Nông Dân Xã Nghĩa Phong Phát Triển Cây Trồng Vụ Đông Nông Dân Xã Nghĩa Phong Phát Triển Cây Trồng Vụ Đông

Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) có trên 545ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây trồng vụ đông có trên 106ha. Trong những năm qua, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây vụ đông, tập trung vào các loại cây rau màu có giá trị thu nhập cao như bí xanh, bí đỏ, cà chua, rau màu các loại…, riêng giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 150-200 triệu đồng/ha/năm.

01/12/2014
Vì Một Nền Chăn Nuôi Vì Một Nền Chăn Nuôi "Sạch"

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (Dự án LIFSAP Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”.

04/07/2014