Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập trung giải quyết khó khăn trong sản xuất tôm nước lợ

Tập trung giải quyết khó khăn trong sản xuất tôm nước lợ
Ngày đăng: 05/08/2015

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, vụ tôm nước lợ năm nay diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết và sự biến động của thị trường.

Để tranh thủ cơ hội về thị trường và thời tiết cuối năm, Bộ trưởng yêu cầu Cục Thú y, các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và địa phương làm rõ trách nhiệm và hướng dẫn nhiệm vụ quan trắc môi trường với cảnh báo dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản mà trọng tâm trước hết là tôm nước lợ.

Tổng cục thủy sản phối hợp với các địa phương đẩy mạnh hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, hộ sản xuất nhỏ, trước hết tại các vùng nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, có biện pháp tăng năng suất; tăng cường tập huấn cho người dân, đặc biệt là người nuôi thâm canh theo quy mô nông hộ. Cục Thú y tăng cường giám sát dịch bệnh, kiểm tra, giám sát thường xuyên và quyết liệt tại các trại giống.

Đặc biệt, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các đơn vị chủ trì phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường và cung cấp cho doanh nghiệp, người dân; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn về rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu và khởi động lại chương trình “Nói không với tạp chất.”

Trong 7 tháng qua, diện tích tôm sú cả nước ước đạt 574.000 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên sản lượng giảm 3,7%, đạt khoảng 131.000 tấn. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích tôm sú ước đạt 540.400 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng 124.000 tấn, giảm 8,1%.

Một số tỉnh có sản lượng giảm đáng kể như Cà Mau giảm 13,5%, Kiên Giang giảm 3,3%, Bến Tre giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Về tôm thẻ chân trắng, đến nay có khoảng 45.600 ha thả nuôi, giảm 23,2%; sản lượng đạt 118.900 tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể thả nuôi được 39.100 ha với sản lượng đạt 84.900 tấn.

Một số tỉnh có diện tích, sản lượng giảm nhiều như Bến Tre diện tích giảm 12,4%, sản lượng giảm 17,2%; Bạc Liêu diện tích giảm 38,1%, sản lượng giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Bơ Trái Mùa Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Bơ Trái Mùa

Đam mê nghiên cứu và nhân cây giống cho hiệu quả kinh tế cao, kỹ sư nông - lâm Huỳnh Ngọc Tư đã mạnh dạn đầu tư lập doanh nghiệp cây giống, tiếp sức cho nông dân Tây Nguyên làm giàu.

25/03/2014
Lợi Nhuận Từ Trồng Bí Đỏ Lợi Nhuận Từ Trồng Bí Đỏ

Gần đây, bí đỏ đã trở thành cây trồng hàng hóa khá quen thuộc với người dân tại nhiều làng quê Dak Lak, mang lại nguồn thu nhập khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.

25/03/2014
Cá Chết Trắng Hồ Nước Trong Ở Quảng Ngãi Cá Chết Trắng Hồ Nước Trong Ở Quảng Ngãi

Bên cạnh đó, các bãi khai thác vàng sa khoáng của người dân cũng không sử dụng các hóa chất để xử lý gây cá chết. Vì vậy, ngành này đã lấy mẫu nước, cá chết đến cơ quan chuyên môn xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

24/02/2014
Mạnh Dạn Ứng Dụng Mạnh Dạn Ứng Dụng

“Tôi học mía đường ở Philippines, trước khi về nước học lóm bên lúa. Khi về nước làm cây lúa trước, bây giờ quay lại cây mía hơi trễ”, ông nhấp ngụm nước, cười nói hào sảng.

25/03/2014
Nuôi Hàu Thiếu Quy Hoạch Đe Dọa Vịnh Lăng Cô Nuôi Hàu Thiếu Quy Hoạch Đe Dọa Vịnh Lăng Cô

Vịnh Lăng Cô (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), một trong những vịnh đẹp thế giới vừa giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm vì khói bụi từ các lò vôi hàu, nay đứng trước nỗi lo khác là mất dần vẻ đẹp và có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước vì tình trạng nuôi hàu ồ ạt, không có quy hoạch.

24/02/2014