Làm giàu từ ương cá trê giống

Được tham gia tập huấn về nuôi trồng thủy sản, năm 2012, ông Liền mạnh dạn chuyển đổi diện tích ruộng trũng, xây bể liên hoàn ương cá trê lai. Sau những lứa thử nghiệm, ông cho sinh sản nhân tạo thành công, cung cấp cá giống cho nhiều hộ dân. Ông Liền cho biết: “Mỗi lứa ương cá trê lai khoảng 40 ngày, có thể gột 3 lứa cá giống/năm, với sản lượng khoảng 4 tấn cá giống/vụ, thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm".
Theo ông, sản xuất cá giống đòi hỏi kỹ thuật cao nên trong quá trình ương dưỡng cần chú ý chế độ chăm sóc và phòng trị bệnh thường gặp như teo râu, lở loét thân da trơn…
Đặc biệt, môi trường nước phải sạch, không bị nhiễm phèn, ít chất hữu cơ phân hủy. Cá trê lai rất nhạy cảm với thời tiết và nhiệt độ, nếu để xảy ra biến động do nắng, mưa bất thường sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của cá. Với chế độ gây nuôi tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt nên cá giống của ông đạt chất lượng cao, được bà con trong vùng tìm đến. Hiện ông có 3 bể chuyên canh, cung cấp cá giống cho các hộ nuôi quy mô lớn ở Lục Nam, Hiệp Hòa, Yên Dũng…
Ông Tạ Quang Như, Phó Chủ tịch UBND xã Dĩnh Trì cho rằng, sản xuất cá giống mang lại nguồn thu lớn nên nhiều hộ trong vùng phát triển hướng này. Được biết, gia đình ông Liền đang tiếp tục mở rộng diện tích và quy mô để tăng sản lượng. Ông đã đầu tư hệ thống máy phun mưa tạo ôxy kiểm soát môi trường ao nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, cá ăn triệt để thức ăn.
Năm 2014, mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Liền được nhiều người vùng lân cận đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Ông được Hội Nông dân tỉnh khen thưởng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm

Thông qua mô hình này, trung tâm sản xuất 80.000 cây keo lai hom, trong đó dòng BV10: 30.000 cây, BV16: 20.000 cây, BV32: 30.000 cây. Số lượng cây này phân bổ cho các huyện Phú Hòa, Tuy An, Đông Hòa và TP Tuy Hòa để cấp phát cho dân bố trí trồng phân tán.

Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) được thành lập tháng 8-2008, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Kế hoạch niên vụ 2013-2014, toàn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trồng 636 ha, năng suất 59 tấn/ha; sản lượng 37.854 tấn. Theo báo cáo của Nhà máy Đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm từ 700- 720 ha.

đó, đậu phộng được xem là loại cây có hiệu quả kinh tế cao và thích nghi tốt với điều kiện canh tác nông nghiệp tại huyện miền núi này.

Huyện Định Quán có trên 4.700 hécta xoài, tập trung ở các xã: La Ngà, Phú Ngọc, Thanh Sơn... Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, những năm gần đây nhiều nhà vườn ở Định Quán đã chủ động áp dụng kỹ thuật xử lý xoài cho trái nghịch vụ.