Làm giàu từ ương cá trê giống

Được tham gia tập huấn về nuôi trồng thủy sản, năm 2012, ông Liền mạnh dạn chuyển đổi diện tích ruộng trũng, xây bể liên hoàn ương cá trê lai. Sau những lứa thử nghiệm, ông cho sinh sản nhân tạo thành công, cung cấp cá giống cho nhiều hộ dân. Ông Liền cho biết: “Mỗi lứa ương cá trê lai khoảng 40 ngày, có thể gột 3 lứa cá giống/năm, với sản lượng khoảng 4 tấn cá giống/vụ, thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm".
Theo ông, sản xuất cá giống đòi hỏi kỹ thuật cao nên trong quá trình ương dưỡng cần chú ý chế độ chăm sóc và phòng trị bệnh thường gặp như teo râu, lở loét thân da trơn…
Đặc biệt, môi trường nước phải sạch, không bị nhiễm phèn, ít chất hữu cơ phân hủy. Cá trê lai rất nhạy cảm với thời tiết và nhiệt độ, nếu để xảy ra biến động do nắng, mưa bất thường sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của cá. Với chế độ gây nuôi tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt nên cá giống của ông đạt chất lượng cao, được bà con trong vùng tìm đến. Hiện ông có 3 bể chuyên canh, cung cấp cá giống cho các hộ nuôi quy mô lớn ở Lục Nam, Hiệp Hòa, Yên Dũng…
Ông Tạ Quang Như, Phó Chủ tịch UBND xã Dĩnh Trì cho rằng, sản xuất cá giống mang lại nguồn thu lớn nên nhiều hộ trong vùng phát triển hướng này. Được biết, gia đình ông Liền đang tiếp tục mở rộng diện tích và quy mô để tăng sản lượng. Ông đã đầu tư hệ thống máy phun mưa tạo ôxy kiểm soát môi trường ao nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, cá ăn triệt để thức ăn.
Năm 2014, mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Liền được nhiều người vùng lân cận đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Ông được Hội Nông dân tỉnh khen thưởng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Related news

Chúng tôi gặp anh Lê Ngọc Anh 62 tuổi ở thôn Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang bận rộn với công việc thu hoạch mủ trôm. Vườn trôm 400 cây chủ động bơm tưới đang vào thời kỳ cho mủ.

Hiện nay, hồ tiêu tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang được mùa, được giá. Người dân đang có xu hướng phá bỏ các diện tích sản xuất kém hiệu quả để trồng tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt có thể tiềm ẩn những hậu quả khác…

Nhiều người hỏi tôi, gà nuôi mà không bán được thì làm cách nào? Cái quy luật “cung - cầu” cứ nhày nhót quanh bà con ta, lúc lên, lúc xuống kiểu này thì rất khó trả lời.

Các hộ áp dụng quy trình VietGAP nông hộ thuộc Dự án LIFSAP tại 3 Vùng chăn nuôi ưu tiên gồm Thống Nhất, Xuân Lộc, và Long Khánh, người chăn nuôi vẫn bảo toàn đàn vật nuôi, và không bị bất cứ ảnh hưởng nào bởi dịch cúm gia cầm.

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Lê Văn Quang (thôn Cầu Trên, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đúng ngày anh khánh thành ngôi nhà mới xây.