Xã Phước Thuận Cưỡng Chế 9 Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản Trái Phép Trên Đầm Thị Nại

Sáng 10.12, UBND xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã ra quân cưỡng chế tháo dỡ cọc, lưới của 9 hộ lấn chiếm đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản trái phép trên đầm Thị Nại tại thôn Nhân Ân (ảnh).
Ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho biết: Thời gian qua, 23 hộ dân ở hai thôn Nhân Ân và Lộc Hạ của xã đã cắm cọc, bao lưới trên đầm, với tổng diện tích khoảng 5 ha để nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép như sìa, tôm, cua, cá… gây cản trở dòng chảy, giao thông trên đầm Thị Nại và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đầm.
Trước khi cưỡng chế, các hội đoàn thể của xã đã đến từng hộ vi phạm để vận động, thuyết phục. Tuy nhiên, các hộ này không chịu tự nguyện tháo dỡ cọc, lưới và tỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền.
Được biết, ngày 11.12, xã Phước Thuận sẽ tiếp tục tháo dỡ các trường hợp vi phạm còn lại tại thôn Lộc Hạ.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=32737
Có thể bạn quan tâm

Xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, Bình Định) vừa có cửa biển Đề Gi, có đầm Đạm Thủy thuận lợi cho việc phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, Cát Khánh đã tập trung phát huy thế mạnh, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

Nhà vườn trồng xoài tỉnh Tiền Giang đang bước vào thời điểm thu hoạch xoài đầu vụ với giá cao nhưng rất khan hàng, khiến nhiều nhà vườn rất phấn khởi.

Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây lan sang người nêu ra 4 tình huống về diễn biến cúm H7N9 tại Việt Nam.

Cá thương phẩm tiêu thụ thuận lợi, giá bán ổn định đã tạo động lực để nông dân Bắc Giang mở rộng diện tích thuỷ sản. Thế nhưng, trong vụ xuân năm 2014, người nuôi cá vẫn đối diện với không ít rủi ro.

Đây là mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định phê duyệt.