Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Lợn

Anh Nguyễn Văn Phúc, thôn Trại Dọc, xã Bình Khê (Đông Triều - Quảng Ninh) được mọi người biết đến là một người sản xuất kinh doanh giỏi. Hiện anh đang là chủ của một trang trại chăn nuôi với tổng doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Sinh năm 1973 tại Kinh Môn (Hải Dương), năm 12 tuổi anh theo gia đình đến thôn Trại Dọc, xã Bình Khê lập nghiệp. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh trở về tham gia cùng bố mẹ phát triển kinh tế.
Anh Phúc cho biết, hai vợ chồng trẻ chỉ cấy có vài sào ruộng, kết hợp chăn nuôi nhỏ, bao nhiêu năm không thấy khá lên tý nào, thậm chí còn nghèo nữa. Không chấp nhận với cuộc sống bập bõm như vậy, năm 2008, thấy trên đài, báo, ti vi thường phát các chương trình về các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi để làm giàu, anh đã lặn lội đi các tỉnh như: Hoà Bình, Hà Nội, Ninh Bình để tìm hiểu.
Năm 2010, anh vay 700 triệu đồng của ngân hàng để đầu tư xây dựng chuồng trại với diện tích 900m2, hướng tập trung vào phát triển đàn lợn nái với số lượng 46 con.
Anh Phúc chia sẻ rằng nuôi lợn nái ổn định, vừa đỡ tiền giống, vừa an toàn với dịch bệnh, do quen với khí hậu thổ nhưỡng rồi, không phải di chuyển từ vùng này vùng kia, do đó, mỗi lứa bán đều cho sản lượng cao.
Qua 4 năm nuôi, đến nay quy mô chuồng trại của anh đã mở rộng lên thành 4.000m2, số lượng nuôi lên đến 400 con lợn mỗi lứa. Anh Phúc cho biết thêm, để chăn nuôi đồng đều, tận dụng đàn lợn nái cố định có sẵn, khi mỗi đợt lợn thịt xuất chuồng thì lại có đợt mới gối vào để thay, tránh tình trạng lợn ứ đọng lại số lượng lớn không tiêu thụ được, nên tháng nào nhà anh cũng có lợn xuất chuồng.
Ngoài ra, để ổn định thị trường tiêu thụ, anh đã ký kết với các lò giết mổ trên địa bàn, các nơi tiêu thụ lượng thịt lớn, đảm bảo được đầu ra cho trang trại lợn của mình. Hiện nay trung bình mỗi năm gia đình anh xuất khoảng 800 con lợn thịt ra thị trường. Ngoài phát triển trang trại lợn, anh còn ký hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi cám gia súc Surjin của Hàn Quốc để phục vụ các hộ chăn nuôi trong khu vực.
Từ việc phát triển mô hình kinh tế trang trại trên, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh Phúc còn lãi hơn 1 tỷ đồng. Không chỉ phát triển giỏi ở lĩnh vực kinh tế trang trại, anh Phúc còn luôn tích cực tham gia hướng dẫn giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn để phát triển kinh tế vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện Phú Tân trên 39.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp khoảng 2.200 ha với trên 3.200 hộ tham gia nuôi, năng suất bình quân đạt 5 - 7 tấn/ha; nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến với tổng diện tích 15.500 ha, với gần 13.000 hộ nuôi.

Ngày 9/5/2015, Sở NN&PTNT Cà Mau tổ chức cuộc họp giao ban về sản xuất thủy sản tháng 4/2015 tại huyện Phú Tân để nắm tình hình sản xuất của người dân trong tỉnh. Đồng thời, thảo luận bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho con tôm trước tình hình giá tôm nguyên liệu xuống thấp, chi phí đầu vào tăng cao; tình hình nắng nóng kéo dài gây biến động môi trường ao nuôi nhất là độ mặn tăng cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.

Vừa qua, tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn đã diễn ra hội nghị tổng kết dự án “Xây dựng mô hình nuôi hàu bằng giàn treo và hướng dẫn nâng cao kỹ thuật nuôi nghêu bền vững”, do Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức.

Ngày 14/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị xúc tiến xuất khẩu, kết nối cung cầu tiêu thụ vải thiều năm 2015 ngay tại cửa khẩu đường bộ số 2 – Kim Thành, TP. Lào Cai.

Niên vụ cà phê 2014/15 đã thu hoạch xong và tin không vui: Sản lượng giảm trên 20% so với niên vụ trước. Các tỉnh Tây Nguyên phải đối mặt với nguồn nước bị thiếu hụt nghiêm trọng, một vài nơi có mưa nhưng lượng mưa thấp hơn từ 10 - 30%.