Làm Giàu Từ Rau Má
Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, những năm gần đây, nông dân TP Cà Mau không ngừng tăng gia sản xuất với nhiều mô hình cho thu nhập khá, trong đó mô hình trồng rau má thương phẩm đang trở thành mô hình kinh tế bền vững, giúp nông dân từ nghèo đói vươn lên khấm khá.
Chị Nguyễn Cẩm Đang, ông Từ Thành Công… ấp 6, xã An Xuyên, là những nông dân tiêu biểu làm giàu từ loại cây trồng này.
Vừa cắt rau má để kịp bỏ mối cho bạn hàng ngoài chợ phường 7 vào đầu giờ chiều, chị Nguyễn Cẩm Đang, ấp 6, xã An Xuyên, phấn khởi cho biết, năm 2003, trong một lần về quê nhà ở tỉnh Vĩnh Long, chị bứng ít rau má mọc ở vườn đem về Cà Mau trồng thử. Thấy rau má phát triển và cho kết quả tốt nên chị mở rộng trồng với diện tích lớn.
Hằng ngày, vợ chồng chị Đang đều dành nhiều thời gian chăm sóc vườn rau. Qua 10 năm nhân giống, đến nay khắp khu vườn nhà chị Đang đều có sự hiện diện của rau má.
Theo kinh nghiệm của chị Đang, rau má là cây cho lợi nhuận cao, đầu ra phong phú, nhưng trồng rau má phải dày công chăm sóc và xuống giống đúng thời vụ (hợp lý nhất là tháng giêng âm lịch).
Nhờ tuân thủ đúng kỹ thuật trồng rau nên 10 năm qua, mỗi ngày chị Đang đều có rau má thương phẩm cân cho bạn hàng. Với diện tích 3 công đất trồng rau má, mỗi ngày chị cắt từ 20-30 kg, bán với giá 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, vào những ngày giáp Tết và sau Tết, giá rau má tăng vọt lên 30.000 đồng/kg.
Ngoài bán rau thương phẩm, năm 2010, chị Đang còn chịu mối xay rau má bỏ cho các quán nước ở TP Cà Mau. Nhờ đó, nguồn thu nhập của gia đình tăng lên. Theo tính toán của chị Đang, huê lợi từ rau má mang lại cho gia đình chị khoảng 200 triệu đồng mỗi năm.
Cùng với chị Nguyễn Cẩm Đang, ông Từ Thành Công, ngụ ấp 6, xã An Xuyên, cũng có thâm niên hàng chục năm trồng rau má.
Trên diện tích 2 công đất, năm 2010 ông Công xin ít giống rau má của bà con trong xóm về trồng thử để bổ sung dinh dưỡng bữa cơm gia đình. Theo thời gian, rau má phát triển nhanh và mọc lên khắp vườn. “10 năm qua, vào mùa khô, mỗi ngày 2 bận sáng chiều, tôi kéo ống phun nước khắp vườn rau. Mỗi ngày, gia đình tôi cắt bán từ 5-10 kg rau má”, ông Từ Thành Công cho biết.
“So với những mô hình kinh tế khác, mô hình trồng rau má chi phí rất thấp nhưng lại cho thu nhập cao, không rủi ro. Đây thực sự là loại cây xoá đói giảm nghèo của nông dân xã An Xuyên nói riêng, nông dân TP Cà Mau nói chung”, ông Quách Thanh Nhã, Phó Chủ tịch UBND xã An Xuyên, TP Cà Mau, nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Nói đến con trâu người ta thường nghĩ ngay đến việc sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đàn trâu ở Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình còn có một tên gọi khác đó là con xoá đói giảm nghèo bền vững. Nhờ nó mà tỷ lệ hộ nghèo trong hội viên cựu chiến binh (CCB) giảm dần theo từng năm, từ 9 hộ (năm 2013) nay chỉ còn 3 hộ.
Chiều 18.5, Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang cho biết, giá cá tra đang giảm liên tục xuống mức khoảng 24.000 đồng/kg, có nơi chỉ còn 23.000 đồng/kg, giảm từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so thời điểm tháng 4.2014.
Về lâu dài các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách thức buôn bán nông sản với Trung Quốc để tránh bị động, chạy theo cái lợi trước mắt mà hại về lâu dài...
Dù đã được dự tính trong một thời gian khá dài, thế nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan nên đến thời điểm này, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi mới thực hiện được ý tưởng đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân vươn ra khơi xa, với tổng số tiền đầu tư dự tính khoảng 12 tỉ đồng.
Đó là nhận định của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) và các nhà quản lý ngành điều tại hội nghị Điều quốc tế Việt Nam 2014 diễn ra tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) từ ngày 15 đến 17-5. Tham dự hội nghị có hơn 200 doanh nghiệp, nhà phân phối đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.