Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Ong Mật

Làm Giàu Từ Nuôi Ong Mật
Ngày đăng: 15/04/2013

Với sự năng động, dám nghĩ dám làm và bằng kiến thức tích lũy được qua tìm tòi, nghiên cứu, anh Trần Văn Biên ở thôn Bình Tiến, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) đã có một trang trại nuôi ong mật quy mô lớn, đem lại nguồn thu không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.

Dẫn chúng tôi đi thăm những thùng ong đặt trong vườn cao su, anh Biên cho biết: Ban đầu khi bắt tay thực hiện mô hình, anh gặp không ít khó khăn bởi thiếu vốn đầu tư và kinh nghiệm nuôi ong không có. Nhưng với sự động viên của gia đình, anh đã mạnh dạn vay ngân hàng 80 triệu đồng, cộng với số tiền tích cóp được 170 triệu đồng để đầu tư mua 110 thùng ong về nuôi.

Để ong không bị chết và bỏ đi, anh Biên đã dành thời gian tìm mua, đọc những cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong, đồng thời đến tận các gia đình nuôi ong trong vùng để học hỏi kinh nghiệm. Không phụ lòng người có chí, 110 bọng ong của anh ngày nào đã cho lãi lên đến gần 200 triệu đồng/năm. Nhận thấy nuôi ong không tốn nhiều công sức, lợi nhuận kinh tế cao, năm 2009 anh Biên đầu tư thêm 100 thùng ong.

Anh cho biết: “Nhân thêm 100 đàn ong số tiền chẳng là bao. Bởi, sau hai năm mình đã tự nhân được giống và tách đàn, thùng ong cũng tự đóng lấy nên tiết kiệm được một khoản đáng kể”.

Sau 5 năm gắn bó với nghề nuôi ong, tập quán sinh hoạt cũng như biểu hiện bệnh lý của ong anh đều nắm rõ. Hiện gia đình anh có 210 thùng ong. Mỗi tháng, một thùng thu về từ 10 đến 15 lít mật, giá bán từ 31 đến 35 ngàn đồng/kg. Trung bình một năm, trừ chi phí sản xuất gia đình anh thu nhập trên 400 triệu đồng.

Trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, anh Biên chia sẻ cho chúng tôi cách duy trì lượng mật ong đều đặn: “Nuôi ong đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó. Cái khó nhất là tìm nguồn thức ăn từ thiên nhiên cho ong. Ở vùng này, không phải các cây công nghiệp như điều, cao su, cà phê... đều có hoa nở quanh năm, nên người nuôi phải di chuyển ong đến những vùng đất khác. Tùy theo mùa mà chọn nơi đặt ong thích hợp. Ví dụ mùa cà phê, phải chuyển ong lên Đắk Lắk, Đắk Nông, mùa cây ăn trái như vải, chôm chôm... lại chở xuống các tỉnh phía Nam”. Anh Biên cũng khẳng định, “nuôi ong thành công cho mật nhiều thì không thể ngồi yên một chỗ. Cộng với đó, khi hết mùa hoa mình phải biết dưỡng ong, cho ăn thêm thức ăn như đậu nành, đường, sữa để ong tạo mật”.


Có thể bạn quan tâm

Bón phân đa yếu tố NPK cho cây chè kinh doanh ở Phú Thọ Bón phân đa yếu tố NPK cho cây chè kinh doanh ở Phú Thọ

Ngày 15.9, Sở NNPTNT và Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đã tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình “Bón phân chuyên dùng Văn Điển cho chè kinh doanh, có cây che bóng năm 2015” tại 2 huyện: Thanh Ba và Thanh Sơn.

06/10/2015
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Hội NDVN Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Hội NDVN

Từ ngày 2 đến 4.10, Hội ND tỉnh Nghệ An tổ chức Giải thể thao chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN.

06/10/2015
Nhiều xã mất trắng vụ hè thu Nhiều xã mất trắng vụ hè thu

Vụ hè thu năm nay, một số vùng trồng lúa ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cơ bản thu hoạch xong, nhưng ở nhiều xã như Sơn Lĩnh, Sơn Trung, Sơn Giang… người dân đang chán nản không buồn ra đồng vì lúa bị sâu bệnh tàn phá, không thu được hạt nào.

06/10/2015
Khởi sắc cơ giới hóa trồng lúa ở Đồng Nai Khởi sắc cơ giới hóa trồng lúa ở Đồng Nai

Với quyết tâm công nghiệp hóa nông nghiệp, trong những năm qua mức độ cơ giới hóa trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai đạt khá cao. Nhiều khâu sản xuất mức độ cơ giới hóa đạt gần 100%.

06/10/2015
Cháu họ 3 đời của bác sĩ Alexandra Yersin mê cà phê Đạ sar Cháu họ 3 đời của bác sĩ Alexandra Yersin mê cà phê Đạ sar

Cách đây 7 năm khi thực hiện 1 dự án vế nông nghiệp ở Đà Lạt, do cơ duyên và cũng vì yêu cây cà phê ở Đạ sar mà ông Morere Pierre, cháu họ 3 đời của bác sĩ Alexandra Yersin đã ở lại đây cùng sinh hoạt, làm vườn... với bà con dân tộc nơi này và xây dựng nên thương hiệu cà phê Đạ sar...

06/10/2015