Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Cá Kèo Ở Bạc Liêu

Làm Giàu Từ Nuôi Cá Kèo Ở Bạc Liêu
Ngày đăng: 24/09/2012

Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.
 
Tự tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật nuôi cá kèo từ bạn bè, qua sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng, ông Thọ đã mạnh dạn chọn nuôi cá kèo thay thế con tôm. Ông Thọ chia sẻ: “Tôi bắt đầu nuôi cá kèo khi mà con tôm không còn cho hiệu quả kinh tế cao”. Sau 6 năm chuyển đổi vật nuôi, hiện nay, gia đình ông Thọ có 11 ao nuôi cá kèo trên diện tích 3 ha với tổng số vốn đầu tư lên đến 2 tỷ đồng/vụ nuôi. Sau mỗi vụ nuôi (từ 3 - 5 tháng) mỗi ao nuôi cho năng suất từ 11 - 13 tấn cá. Với giá cá kèo trên thị trường như hiện nay (dao động từ 50 - 70 ngàn đồng), hàng năm, trừ chi phí, gia đình ông Thọ thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
 
Theo ông Thọ, cá kèo là loài thủy sản dễ nuôi, tỷ lệ đạt đầu con cao, giá đầu ra ổn định, thị trường con giống dồi dào, chi phí thấp, lại dễ dàng trong khâu chăm sóc… nên nuôi cá kèo dễ thành công hơn nuôi tôm. Trung bình, cứ 1 ao nuôi với 4.000 m2 mặt nước thì tiền đầu tư con giống và thức ăn khoảng 450 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí, lãi gần 100 triệu đồng/vụ.
 
Ông Thọ đang thực hiện thành công quy trình nuôi cá kèo nghịch mùa. Nghĩa là thả cá vào khoảng tháng giêng và thu hoạch vào khoảng tháng 7 âm lịch. Nuôi cá kèo mùa nghịch mang lại lợi nhuận cao vì giá cá trên thị trường từ 70 - 80 ngàn đồng/kg, thay vì khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg như mùa thuận.


Có thể bạn quan tâm

Tuyên Quang Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bằng Phương Pháp Mới Tuyên Quang Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bằng Phương Pháp Mới

Đây là phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh ta. Việc sử dụng máy phun mưa nhân tạo đã giảm tỷ lệ cá chết do thiếu ô xy, nâng cao mật độ thả cá trên một diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

29/12/2014
Một Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Một Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả

Việc nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hồng bắt đầu từ năm 2012. Sau khi tình cờ đọc được mô hình nuôi bồ câu Pháp trên một tờ báo, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh quyết định vào Quảng Nam mua 30 cặp giống về nuôi thử, mỗi cặp giá 450 nghìn đồng.

29/12/2014
Chim Công Vật Nuôi Mới, Cho Hiệu Quả Chim Công Vật Nuôi Mới, Cho Hiệu Quả

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi động vật hoang dã của người dân có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ nuôi lợn rừng, nhím, chồn hương, chim trĩ… anh Nguyễn Hữu Khởi ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn (Tiên Du - Bắc Ninh) lại chọn cho mình một vật nuôi khác, đó là chim công. Bước đầu mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao.

29/12/2014
Mô Hình Thâm Canh Bò Thịt Chất Lượng Cao Ở Vĩnh Thạnh Hiệu Quả Thiết Thực Mô Hình Thâm Canh Bò Thịt Chất Lượng Cao Ở Vĩnh Thạnh Hiệu Quả Thiết Thực

Thời gian qua, nhờ chương trình hỗ trợ vốn của Nhà nước, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) có điều kiện phát triển chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình thâm canh bò thịt chất lượng cao được Trạm Khuyến nông (KN) huyện Vĩnh Thạnh triển khai trong năm 2014 tại xã Vĩnh Thịnh là một điển hình.

29/12/2014
Theo Cánh Ong Bay Theo Cánh Ong Bay

Tây Nguyên là xứ sở của các loại cây công nghiệp dài ngày với nguồn phấn hoa vô tận tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong. Bên cạnh đó, đàn ong còn là tác nhân thụ phấn hữu hiệu cho cây trồng, góp phần làm tăng năng suất (khoảng 20%) và cải thiện chất lượng nhiều loại nông sản.

29/12/2014