Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ nghề sản xuất bánh tráng

Làm giàu từ nghề sản xuất bánh tráng
Ngày đăng: 07/10/2015

Đến thăm cơ sở sản xuất bánh tráng mỏng bằng công nghệ dây chuyền của anh Nguyễn Đăng Xiêm, ở xã Hành Nhân, chúng tôi thật sự ấn tượng trước những thành quả lao động của người nông dân này.

Trên diện tích 4.000m2, anh Xiêm bố trí thành nhiều khu vực sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu pha chế bột, tráng bánh, phơi bánh, cắt bánh ra thành phẩm và có cả một xưởng cơ khí nhỏ để sửa chữa, chế tạo thiết bị lắp ráp dây chuyền.

Cơ sở sản xuất bánh tráng của anh Xiêm.

Bình quân mỗi ngày, cơ sở của anh Xiêm cung ứng cho thị trường 30.000 sản phẩm bánh tráng mỏng, cao gấp 3 lần so với những năm trước đây, với tổng doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi trên dưới 200 triệu đồng.

Điều đáng nói đối với ông chủ cơ sở sản xuất bánh tráng này là phần lớn thiết bị, máy móc, công nghệ dây chuyền sản xuất đều do anh tự mày mò nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Anh Xiêm vui vẻ bộc bạch: “Trước đây gia đình anh sinh sống ở TP.Quảng Ngãi, với nguồn thu nhập chính từ nghề sản xuất gạch lót nền bằng biện pháp thủ công.

Càng về sau, các sản phẩm gạch men sản xuất bằng công nghệ dây chuyền chiếm lĩnh thị trường, gạch thủ công không có chỗ đứng do giá thành cao, mẫu mã không đẹp.

Thất nghiệp, anh cất công lặn lội tìm học nghề làm bánh tráng mỏng và bàn với vợ chuyển hẳn gia đình về quê sinh sống.

Vốn là người ham học hỏi, lại có chút ít kiến thức về cơ khí, anh đi mua các loại vật liệu cần thiết và tự mình chế tạo các thiết bị lắp ghép thành dây chuyền sản xuất bánh.

Tuy có vất vả một chút, nhưng mình giữ được thế chủ động trong quá trình sản xuất, lợi nhuận thu được cũng khá hơn.

Không chỉ làm giàu cho gia đình mà cơ sở sản xuất của anh Xiêm còn giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động ở địa phương, với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/tháng.

Chị Nguyễn Thị Sáu, ở thôn Tân Lập, xã Hành Nhân chia sẻ:

Cũng như nhiều hộ trong xã, sau mỗi mùa vụ, chị phải bươn chải tìm kiếm thêm việc làm, lúc thì lên núi kiếm củi, khi thì đi phụ hồ, cuốc đất, để có tiền trang trải cho sinh hoạt gia đình, nhưng nguồn thu nhập rất bấp bênh.

Từ ngày anh Xiêm về đây mở xưởng sản xuất bánh tráng, chị và nhiều lao động nữ được tuyển dụng vào làm việc, thu nhập thì ăn theo sản phẩm, trung bình mỗi ngày cũng được từ 150 - 160 nghìn đồng. Nhờ vậy mà chị đỡ vất vả hơn và cuộc sống gia đình cũng ổn định hơn trước.

Anh Xiêm còn cho biết thêm: Thị trường tiêu dùng mặt hàng bánh tráng mỏng thường hút hàng vào những tháng cuối năm.

Tuy vậy vào thời điểm này, thời tiết ở miền Trung thường hay có mưa nên việc sản xuất gặp nhiều bất lợi.

Qua thăm dò ở một số tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, anh đang có dự định đầu tư mở thêm cở sở sản xuất ở các khu vực trên, để có đủ sản phẩm cung ứng cho khách hàng quanh năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất, quyết chí vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Đăng Xiêm trở thành tấm gương điển hình trong phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” ở huyện Nghĩa Hành.


Có thể bạn quan tâm

Trực Hùng Tập Trung Hoàn Thiện Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trực Hùng Tập Trung Hoàn Thiện Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Là vùng đất thuần nông nhưng diện tích gieo cấy 2 vụ lúa của xã Trực Hùng (Trực Ninh) lại hạn chế (313,37ha). Do vậy xã đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác là định hướng trọng tâm phát triển nông nghiệp.

02/01/2015
Vụ Bản Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại Vụ Bản Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Thực hiện Nghị quyết số 07 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVIII về phát triển kinh tế trang trại, gia trại, huyện Vụ Bản chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, gia trại gắn với quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM.

02/01/2015
Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Xuân Lộc Phát Huy Vai Trò Quản Lý Vì Mục Tiêu Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Xuân Lộc Phát Huy Vai Trò Quản Lý Vì Mục Tiêu Phát Triển

Là xã đồng bằng thuộc huyện Thanh Thủy, Xuân Lộc có lợi thế về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nắm bắt ưu thế trên, trong những năm qua, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) Xuân Lộc đã không ngừng nỗ lực, phát huy vai trò quản lý, điều hành, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của xã viên, tạo điều kiện để kinh tế tập thể địa phương phát triển.

02/01/2015
Thắng Lợi Trong Gian Khó Thắng Lợi Trong Gian Khó

Theo ngành nông nghiệp, năm qua nông dân toàn tỉnh xuống giống tổng cộng 87.396ha lúa. Do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng cực đoan, rõ nhất là tình trạng nhiễm mặn trên sông Thu Bồn, Vĩnh Điện, Thanh Quýt, Bàn Thạch… diễn ra sớm, nồng độ cao và xâm nhập sâu vào nội địa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước phục vụ sản xuất ở hạ du.

02/01/2015
Triển Vọng Mô Hình Nấm Linh Chi Đỏ Triển Vọng Mô Hình Nấm Linh Chi Đỏ

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ đã xây dựng và thử nghiệm hiệu quả nhiều mô hình giống cây trồng, con vật nuôi cho năng suất cao, trong đó có mô hình trồng nấm linh chi đỏ.

02/01/2015