Đắk Glong Phát Triển Diện Tích Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ

Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.
Điển hình như gia đình chị Bùi Thị Nhị được HTX hỗ trợ trồng 1 ha thanh long ruột đỏ và đến nay đã cho thu hoạch gần 30 tấn quả, bán với giá 35.000 đồng/kg, tính ra gia đình lời khoảng 300 triệu đồng. Từ một hộ kinh tế khó khăn, nhờ trồng thanh long, gia đình chị đã có điều kiện kinh tế vững vàng.
Theo chị Nhị thì nhờ HTX Hợp Tiến giúp đỡ, hỗ trợ về vốn, đất đai nên gia đình có cơ hội phát triển kinh tế. Tương tự, 4 gia đình khác kinh tế cũng đều khá lên nhờ được HTX chỉ cách phát triển kinh tế từ cây thanh long ruột đỏ.
Thấy hiệu quả kinh tế, hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn huyện cũng đã chú ý đến việc trồng cây thanh long ruột đỏ, ước tính diện tích hiện nay đã được khoảng 10 ha.
Ông Phạm Tấn Thắng, một người dân ở xã Quảng Sơn cho biết: “Sau khi tham quan các vườn thanh long của HTX trên địa bàn, thấy cây phát triển tốt, quả nhiều, ăn ngọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định đầu tư trồng. Thanh long chỉ mất vốn đầu tư ban đầu, còn sau đó cho thu hoạch tới 15 năm nên thật sự là cây trồng phù hợp với nông dân. Hiện nay, gia đình đã làm trụ và dự kiến trồng khoảng 1,5 ha”.
Được biết, trong mùa mưa năm 2013, sau khi khảo nghiệm thực tế từ các hộ dân đã trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đắk Glong cũng đã triển khai hỗ trợ cho 14 hộ dân ở xã Quảng Khê trồng 2,5 ha, hiện các vườn đều phát triển khá tốt.
Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Phước Giang trù phú, nhiều nông dân ở các xã Hành Nhân, Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) hiện đang hối hả vào mùa thu hoạch chôm chôm. Bà con phấn khởi vì chôm chôm được mùa, giá bán cũng khá ổn định.

Hiện nay, các nhà vườn trồng thanh long ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch lứa trái cuối cùng của vụ chính; so với cùng kỳ năm trước thì nông dân trồng loại cây này vừa mất giá vừa mất mùa.

Với điều kiện thuận lợi có nước ngọt quanh năm, trong những năm qua, nhân dân các xã Tân Phú Tây, Phú Mỹ, Phước Mỹ Trung, Hưng Khánh Trung A, Tân Bình, Tân Thanh Tây và Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) phát triển khá mạnh nghề trồng và sản xuất cây giống.

So với các huyện vùng ven khác của TP.HCM như Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, ấn tượng về xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Nhà Bè không chỉ là những mô hình làm kinh tế giỏi, những nông dân tỷ phú… mà là một đô thị vùng ven mới được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Xã Bản Mế nằm ở nơi thượng nguồn sông Chảy, từ xưa đã nổi tiếng là địa bàn có thời tiết khắc nghiệt nhất của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.