Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nghề Làm Lờ Cá

Làm Giàu Từ Nghề Làm Lờ Cá
Ngày đăng: 27/02/2014

Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.

Không cam chịu cảnh nghèo

Là con của một gia đình nông dân Khmer nghèo khó, học chưa hết lớp 6 trường làng, ông đã phải bỏ học để phụ giúp cha mẹ lo cho cuộc sống gia đình. Đến năm 1974, ông Lợi lập gia đình với một phụ nữ cùng ấp, với tài sản lớn nhất từ cha mẹ cho là 1ha đất phèn chủng, năn sậy mọc dày đặc chẳng thể trồng trọt được thứ gì.

Với ý chí muốn thoát nghèo từ 1ha đất nhà mình, sau nhiều lần tính toán, Hai Lợi cùng một số hộ dân lân cận quyết định lên khuôn, bao ngạn phần đất ruộng để tháo úng xổ phèn, giữ ngọt, cải tạo làm được lúa 2 vụ. Rồi cái ăn của gia đình đã được đảm bảo, ông Hai Lợi bắt đầu tính toán đến chuyện làm giàu. Suy đi tính lại, ông quyết định chọn nghề làm lờ lưới truyền thống (một dụng cụ bắt cá của người dân miền Tây – PV).

Kể lại với chúng tôi về những ngày đầu khó khăn trong con đường lập nghiệp của mình, Hai Lợi nói: “Thấy vùng đất này là “xứ cá” nhưng bà con phải đi đến tận huyện Trần Văn Thời hoặc Cà Mau để mua lờ về đặt cá. Thấy vậy, tôi quyết định chọn nghề này làm nghề tay trái nhưng cũng là nghề thu nhập chính của gia đình”. Với bản tính dám nghĩ dám làm, Hai Lợi bắt tay cùng vợ và các con mua tre về đan lờ để bán.

Giúp nhiều hộ thoát nghèo

Nghề làm lờ lưới của ông Hai Lợi đã giúp cho nhiều hộ dân nghèo khó xã Khánh Bình Đông thoát nghèo, phát triển ổn định hơn 20 năm qua.

Ngoài việc làm giàu cho gia đình mình, Hai Lợi còn nhiệt tình chỉ dẫn cho nhiều gia đình nghèo khó khác trong vùng cách làm lờ để vươn lên thoát nghèo. “Một người có thể làm được 5 - 7 cái lờ/ngày, trừ chi phí, lấy công làm lời mỗi người có thể kiếm được từ 50–100 ngàn đồng/ngày” - Hai Lợi cười tươi cho biết.

Chị Nguyễn Thị Phượng người cùng xã với ông Hai Lợi, nói: “Từ khi ông Hai Lợi chỉ cho cái nghề làm lờ lưới này, vợ chồng tôi không còn đi làm thuê cực khổ như trước, mà thu nhập gia đình ngày càng ổn định hơn”.

Ông Nguyễn Đồng Khởi - Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Đông nhận xét: “Ở xã Khánh Bình Đông này có rất nhiều hộ giàu là đồng bào dân tộc Khmer, nhưng việc dạy lại nghề cho bà con trong xóm để cùng nhau làm giàu như ông Hai Lợi là một việc làm thực sự có ý nghĩa. Địa phương luôn biểu dương những người có tinh thần cao cả như ông Lợi”.


Có thể bạn quan tâm

Cà Phê Việt Nam Mở Cửa, Cẩn Thận… Gió! Cà Phê Việt Nam Mở Cửa, Cẩn Thận… Gió!

Tại Diễn đàn Đối thoại và triển vọng ngành hàng cà phê Việt Nam do Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 1-12, các chuyên gia cảnh báo nếu không khắc phục các hạn chế trên thì cà phê Việt Nam sẽ đánh mất vị trí này.

04/12/2014
Gà Giảm Giá Mạnh, Khó Bán Gà Giảm Giá Mạnh, Khó Bán

Ngày 12/7, giá gà công nghiệp tại trại chỉ còn 27.000-28.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành 3.000-4.000 đồng/kg. Nhiều chủ trang trại cho hay đã chấp nhận bán lỗ nhưng rất khó bán hoặc thương lái chỉ mua số lượng rất nhỏ.

15/07/2014
Rệp Sáp Bột Hồng Gây Hại Sắn Rệp Sáp Bột Hồng Gây Hại Sắn

Trước đó, trung tuần tháng 9, rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại 15ha sắn ở xã An Hải rồi lây lan ra các xã An Hòa, An Xuân (huyện Tuy An) với diện tích 20ha, tỉ lệ gây hại từ 20 đến 50%. Trước tình hình rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại sắn, mới đây UBND tỉnh có chỉ thị yêu cầu ngành NN-PTNT, các địa phương cấp bách triển khai phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.

04/12/2014
Nuôi Heo Khép Kín Ở Hợp Tác Xã Đồng Tiến Nuôi Heo Khép Kín Ở Hợp Tác Xã Đồng Tiến

Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

15/07/2014
Tạo Trầm Từ Đôi Tay Tạo Trầm Từ Đôi Tay

Khi “nhiễm bệnh” từ tác động bên ngoài, cây dó bầu tiết ra chất nhựa chống lại và hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là trầm hương. Căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà có sản phẩm như trầm tóc, trầm hương hay kỳ nam. Do bị khai thác gần như tận diệt nên các phu trầm đã đem loại cây rừng này về trồng tại vườn nhà với kỳ vọng sẽ tạo được trầm từ chính bàn tay con người.

04/12/2014