Làm Giàu Từ Mô Hình Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Quy Mô Lớn

Dù gia đình có hơn 2 ha cà phê kinh doanh với nguồn thu khá ổn định song ông Nguyễn Hoàng Chương ở xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vẫn luôn trăn trở với ý định mở trang trại chăn nuôi lợn.
Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.
Thời gian đầu việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt năm 2010 đàn lợn trên 100 con của gia đình ông đang chuẩn bị xuất chuồng thì lăn ra chết vì dịch bệnh tai xanh, gây thiệt hại trên 400 triệu đồng. May mắn là sau đợt dịch đó, gia đình ông được Nhà nước hỗ trợ trên 100 triệu đồng; đồng thời vườn cà phê được mùa, được giá, góp phần giúp gia đình ông vượt qua giai đoạn khó khăn.
Không nản lòng, ông Chương tiếp tục tìm hiểu và học hỏi về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc đàn lợn qua phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo. Cũng thời gian này, cậu con trai đầu tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp có thể sẵn sàng hỗ trợ cho gia đình về kiến thức chăn nuôi.
Ông đã mạnh dạn đầu tư thêm vốn, phát triển thêm đàn lợn. Trong trang trại của ông lúc nào cũng có từ 40-50 con lợn nái sinh sản, trên 150 con lợn thương phẩm (lợn thịt), 120-150 con lợn sau cai sữa và hàng trăm con lợn con. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, việc chăn nuôi của gia đình ông đã có kết quả khả quan, thu nhập từ chăn nuôi lợn đạt từ 150 - 180 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, với diện tích cà phê kinh doanh trên 2 ha và 2.000 m2 lúa nước, hằng năm trừ chi phí đầu tư cho gia đình ông thêm nguồn thu nhập từ 140-150 triệu đồng. Mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã mang lại cho gia đình ông Chương cuộc sống khá giả.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Chương còn thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ bà con trong thôn xóm cùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và khuyến cáo nông dân chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi nhưng mấy ngày qua, tôm nuôi trên địa bàn vẫn bị chết hàng loạt.

Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.

Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.

Các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá đang giảm thấp, môi trường nuôi ngày một xuống cấp, chi phí đầu tư tăng cao