Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối
Hôm qua ông Huỳnh Văn Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Sau khi Báo NTNN đăng bài phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát (số 185/2013) phản hồi về bức “tâm thư” của nông dân Huỳnh Văn Sơn (Long An), hôm qua ông Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Ông Sơn viết: “Trong thời gian độ 10 ngày vừa qua tôi hết sức cảm ơn Báo NTNN và các cơ quan báo chí khác, đặc biệt trong đó cũng có doanh nghiệp từng gắn bó với nông dân chúng tôi là Đạm Phú Mỹ... Doanh nghiệp đã cử cán bộ kỹ thuật thị trường tiếp xúc trực tiếp với tôi để phân tích và chia sẻ đâu là nguyên nhân giá thành cao hơn đạm nhập ngoại chút ít…”.
Ông Sơn bày tỏ: “Tôi mong đợi phía Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật về thông tin chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, rất cần giới truyền thông báo chí làm nhịp cầu nối giữa nông dân - Nhà nước - doanh nghiệp. Và chúng tôi cũng rất cần các nhà doanh nghiệp có liên quan đến đầu vào và đầu ra của hạt lúa cùng ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung, như là liên kết 4 nhà rồi cánh đồng mẫu lớn, rồi bao tiêu sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 16-6, tại Công viên 3 Tháng 2 (thị trấn Long Mỹ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành liên quan và đông đảo người dân địa phương đến dự.
Theo thông tin từ các hộ nuôi cua xanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, giá cua xanh nuôi đìa đang ở mức khá cao. Cua gạch loại 1 khoảng 300.000 đồng/kg, cua gạch loại 2 hơn 200.000 đồng/kg, cua thịt 190.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn thời điểm cuối năm 2014 hơn 40%.
Hiện cá lóc phương phẩm mua tại ao có giá từ 37.000 đến 38.000đ/kg, người nuôi có lợi nhuận khá cao nhưng ít có sản phẩm để bán.
Đến nay, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn huyện Đông Hòa (Phú Yên) chỉ đạt khoảng 50%. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi, bệnh tôm diễn biến phức tạp nên người nuôi không mạnh dạn đầu tư.
Lễ công bố thành công sinh sản nhân tạo cá dìa tại Thừa Thiên Huế vừa được Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế tổ chức ngày 16/6.