Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Dế

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Dế
Ngày đăng: 11/06/2013

Xuất phát từ thực tế sản xuất chăn nuôi những con vật truyền thống (trâu, bò, gà, lợn…) những năm gần đây gặp rủi ro do dịch bệnh, giá cả bấp bênh..., anh Lê Văn Tập xã Hoằng Thắng huyện Hoằng Hoá đã mạnh dạn chuyển sang nuôi dế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi dế của anh Lê Văn Tập- xã Hoằng Thắng huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa vào một ngày đầu hè nắng chói chang. Trong ngôi nhà hai tầng, anh dành hẳn tầng hai với trên 20m2 để xếp các chậu nuôi dế.

Ban đầu do không hiểu nhiều về kỹ thuật chăn nuôi cũng như cách chăm sóc và thức ăn hàng ngày của chúng, nên anh chỉ nuôi thử với số lượng nhỏ, chỉ chừng vài chục con và chờ chúng sinh sản, thấy đơn giản và dễ làm. Sau khi nuôi có kết quả anh quyết định nhân rộng mô hình bằng cách đầu tư xây dựng thêm trang trại, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ nuôi dế, để làm được điều này anh đã nhiều lần đi thăm quan, tìm hiều các mô hình trang trại nuôi Dế ở Củ Chi- Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó vận dụng vào mô hình chăn nuôi của mình một cách hợp lý và đúng cách.

Theo quan sát của chúng tôi, việc nuôi Dế cũng rất đơn giản, thức ăn cho Dế là cám thực phẩm hỗn hợp say thành bột nhuyễn, các loại rau cải, xà lách, bí, dưa hấu, hoặc cỏ... đây là loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp Dế phát triển nhanh.

Chuồng Dế là những chậu nhựa có đường kính khoảng 60-80 cm, được xếp chồng lên nhau, trên đậy lồng bàn hoặc lưới, bên trong lót rế bắc nồi cơm, rơm rạ, báo... cho Dế trú ngụ. Đồng thời bên trong đặt máng nước và máng đựng thức ăn cho Dế. Ở những chuồng Dế đẻ phải có khay cát ẩm cho trứng nở. Nhưng điều quan trọng là chuồng trại phải giữ vệ sinh sạch sẽ, không có kiến, thằn lằn hoặc những con côn trùng lớn hơn chúng (chim, chuột, nhện...), nếu không Dế sẽ là thức ăn ngon lành cho loài bò sát này. Và điều đáng chú ý nữa là thức ăn cho Dế phải đảm bảo vệ sinh, không bị ẩm mốc, hư hỏng. Dế tuy ít bệnh, nhưng khi bị bệnh xử lý cũng không đơn giản, do đó phải chăm sóc rất kỹ, nhất là tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của dế đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc khác nhau.

Được biết giá mỗi kg Dế thịt trên thị trường hiện nay khoảng 250.000- 300.000đ/kg. Theo anh Tập: "Nuôi loài vật này đơn giản, chủ yếu bỏ công để chăm sóc, sau hai tháng nuôi, Dế bắt đầu sinh sản. Đây là giai đoạn quan trọng, cần lựa chọn thật kỹ những con dế to khoẻ để nhân giống. Một nghìn con Dế thường đẻ 20 khay trứng, (1 khay khoảng 0,7- 1kg, 1kg Dế có khoảng 1.000 con), sau 10 - 12 ngày trứng nở. Tuy nhiên người nuôi dế cần chú ý vệ sinh chậu nuôi sạch sẽ, không để thức ăn (rau) quá thối nát vì sẽ làm dế mắc bệnh ỉa chảy. Đối với loại dế con thì 2-3 ngày cho ăn một lần và cho uống nước thông qua miếng mút đế tránh cho dế khỏi bị chết đuối; đối với dế thương phẩm và dế giống ngày cho ăn một lần, cho uống nước thông qua đĩa cát".

Đặc biệt, khi dế bắt đầu sinh sản cần phải lựa chọn thật kỹ những con dế to khỏe để nhân giống và tỷ lệ ghép giữa dế đực, dế cái trong một chậu (đàn) rất quan trọng vì nếu ghép ít đực tỷ lệ trứng nở kém. Theo kinh nghiệm của anh Tập tỷ lệ thích hợp nhất trong một chậu (đàn) là 1,2 đến 1,5 con cái ghép 01 con đực. Vốn đầu tư nuôi dế không lớn, ai cũng có thể nuôi được, nuôi dế cũng ít gây ô nhiễm môi trường, không có mùi, hệ thống chuồng trại không tốn nhiều diện tích, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. "Tính toán sơ bộ thì 1kg Dế bán 250.000, chúng ăn hết ¼ tiền thức ăn, tính cả thức ăn tận dụng được", như vậy lãi rất lớn.

Qua tìm hiểu cho thấy nuôi dế lợi nhuận khá cao, hiện có nhiều nhà hàng, khách sạn ở trong tỉnh và ngoài tỉnh (Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An...) đến đặt mua Dế thương phẩm rất nhiều, song anh Tập mới chỉ cung ứng được con giống. Với kinh nghiệm tích luỹ được qua ba năm chăn nuôi, không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà anh Tập vừa bán dế giống vừa tận tình hướng dẫn cho bà con các địa phương khác đến học hỏi kinh nghiệm, phương pháp chăm sóc, nhân giống hiệu quả cao.

Có thể nói, với mô hình nuôi Dế như trên của hộ anh Tập là một trong những mô hình cần được nhân rộng cho người dân biết mà chăn nuôi. Đây là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp, lại không phải tốn nhiều công sức để chăm sóc; bên cạnh đó diện tích chăn nuôi Dế cũng không cần phải lớn chỉ khoảng chừng 10- 15m2, 5-10 cái chậu, và 400.000- 500.000 đồng tiền giống là chúng ta có thể chăn nuôi được vài chục ngàn con Dế.


Có thể bạn quan tâm

20 DN Tham Gia Mở Rộng Cánh Đồng Lớn Trên 20.000 Ha 20 DN Tham Gia Mở Rộng Cánh Đồng Lớn Trên 20.000 Ha

Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.

12/11/2014
Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn

Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.

12/11/2014
Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm

Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.

12/11/2014
Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014