Hiệu Quả Từmô Hình Chuyển Đổi Sang Trồng Táo Và Ổi Ở Tân Chi

Đi trên quốc lộ 38, qua địa phận xã Tân Chi (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), người đi đường dễ dàng nhìn thấy những hàng bán táo, ổi quanh năm hai bên đường. Trò chuyện với người bán hàng chúng tôi được biết táo, ổi ở đây chủ yếu từ những khu vườn của thôn Văn Trung, xã Tân Chi, huyện Tiên Du cung cấp.
Chúng tôi đến thăm vườn của anh Nguyễn Đăng Lộc một trong những người trồng táo, ổi từ nhiều năm nay và cũng là chủ nhiệm Hợp tác xã Văn Trung. Từ năm 2006 sau khi nhận thấy trồng lúa nước ở địa phương không hiệu quả, nhiều gia đình trong thôn đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng táo và ổi, anh Lộc là người đi tiên phong với phương thức đổi ruộng cho nhau. Sau khi cải tạo diện tích đất, gia đình anh trồng hơn 1 mẫu với gần 200 gốc ổi và hơn 200 gốc táo. Năm 2013 gia đình anh thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Anh tiết lộ, có được hiệu quả kinh tế cao như vậy, anh đã chủ động cho ổi ra trái vụ; để điều chỉnh được ổi ra trái vụ thì tháng 4, tháng 5 phải cắt cành, ổi có thể ra được 4 vụ/năm, tháng 9 bắt đầu thu hoạch lứa đầu, thu đến tháng 3 sang năm mới hết quả, vào thời điểm trái vụ có thể bán được giá cao gấp 2 lần so với thời điểm chính vụ. Còn đối với cây táo chỉ trồng 1 lần nhưng duy trì khả năng cho trái rất lâu, ít tốn công chăm sóc.
Chỉ mất thời gian ngắn khoảng hơn 1 năm là cây đã bắt đầu cho trái, thường thì khi cây bắt đầu ra hoa anh bón Kali để trái con phát triển được giòn và trái to. Để táo sớm đậu quả vào đầu vụ bán sẽ được giá hơn so với cuối vụ, yếu tố kĩ thuật mà anh Lộc quan tâm là cần cung cấp đủ lượng nước tưới và duy trì độ ẩm cho cây vào mùa nắng nóng.
Hiện nay trên địa bàn thôn Văn Trung đã có hàng chục hộ trồng táo, ổi với tổng diện tích trên 20 ha, dự kiến năm 2014 thôn sẽ tiếp tục cho chuyển đổi để nâng tổng số diện tích trồng táo, ổi lên 30 ha chiếm 35% diện tích đất nông nghiệp của thôn.
Năm 2014 thôn Văn Trung sẽ tiếp tục cho chuyển đổi nhằm dần hình thành vùng chuyên canh táo, ổi có hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình trong thôn có hộ anh Nguyễn Đăng Hiển năm 2013 với hơn 4 mẫu trồng táo, ổi đã cho gia đình anh thu nhập gần 600 triệu đồng. Trong năm nay anh Hiển tiếp tục mở rộng diện tích lên 7 mẫu để tiếp tục trồng và làm vườn ươm cành táo áo bán cho các hộ làm vườn trong và ngoài tỉnh.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi và áp dụng đúng kỹ thuật trồng, chăm sóc đã giúp nhiều hộ dân thôn Văn Trung có thu nhập khá, đồng thời dần hình thành vùng chuyên canh có hiệu quả kinh tế cao. Có thể trong tương lai không xa, đây là nơi cung cấp một số lượng lớn táo, ổi lớn và có thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Để phát triển và nhân rộng mô hình tổ, đội khai thác thủy sản, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để ngư dân thấy được lợi ích của việc tổ chức khai thác hải sản theo tổ, đội, đặc biệt là các tổ, đội khai thác hải sản xa bờ, kết hợp với bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển.

Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có trên 500 ha mãng cầu xiêm, tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh…Sau một thời gian giá tăng cao, nay giá đã giảm mạnh.

Những năm qua, chính quyền xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều dự án, chương trình để xây dựng giao thông nông thôn, điện thắp sáng, hội trường…, từng bước góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, cũng như đưa bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc.

Qua khảo sát các hộ nuôi trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chung của dự án đã chọn được 12 hộ dân của 2 xã để lựa chọn làm điểm triển khai dự án. Xã Khánh Tiên có 8 hộ, quy mô 2 ha; xã Yên Hòa có 4 hộ, quy mô 2 ha. Đây là những hộ có đủ năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật, khả năng đầu tư vốn sản xuất và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ trong vùng.

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.