Hỗ Trợ Nuôi Cá Thâm Canh Cao

Chi cục thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa xây dựng mô hình nuôi cá thâm canh tại ba xã: Hồng Thái, Trung Sơn, Quang Châu (Việt Yên) với tổng diện tích 11ha.
Kinh phí thực hiện gần 400 triệu đồng từ nguồn vốn Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh.
Các hộ tham gia phải có diện tích nuôi tập trung, năng suất cá đạt từ 15 tấn/ha trở lên được hỗ trợ một phần kinh phí mua cá giống chim trắng, rô phi đơn tính, chép lai ba máu; thuốc thú y; cám công nghiệp, chế phẩm EM xử lý môi trường nước ao và hướng dẫn quy trình nuôi thả an toàn sinh học.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 10, chợ Trà Ôn (Vĩnh Long) đã có nhiều cá linh và cá cơm. Mỗi ngày cá linh được các ghe chở về cân cho điểm thu mua ở chợ.

Nhiều năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) khá thành công với các mô hình xen canh.

Năm 2002, ông Nguyễn Đình Đãi (quê Bắc Giang) đã vào thôn Tân Tiến, xã Đạ R'sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) để lập nghiệp. Khi vào ông có đem theo 5 cây vải thiều vào trồng thử nghiệm trên vùng đất mới.

Trong câu chuyện thoát nghèo và đi lên làm giàu, những người nông dân ở thôn Chư Cúc, xã Ea K'mút (Ea Kar - Đắk Lắk) rất tự hào khi nói về nghề nuôi bò vỗ béo.

Huyện Cư M'gar (Dak Lak) có 802,5 ha hồ tiêu, chủ yếu được trồng xen canh và một số ít được trồng độc canh; trong đó có 530 ha đang trong giai đoạn kinh doanh. Theo số liệu tổng hợp của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, hiện có khoảng 20 ha diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nhiều diện tích cây tiêu đã bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của người trồng tiêu.