Giống Lúa ĐS1 Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Năm 2011, huyện Thông Nông triển khai thực hiện mô hình trồng giống lúa chất lượng cao ĐS1, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. ĐS1 là giống lúa thuần, phù hợp với cơ cấu lúa vụ xuân và vụ mùa, chất lượng gạo ngon, giá bán trên thị trường cao hơn so với các loại gạo giống lúa lai khác. Từ hiệu quả bước đầu ở huyện Thông Nông, hiện nay, giống lúa mới ĐS1 đã được nhân rộng ra các huyện Nguyên Bình, Trùng Khánh, Hòa An.
Vụ mùa năm 2009, một số hộ dân ở xã Lương Thông (Thông Nông) lấy giống lúa ĐS1 tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên về trồng thử nghiệm trên 2.000 m2 đất ruộng. Kết quả, giống lúa ĐS1 dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, cây cứng, chống sâu bệnh khá, thời gian sinh trưởng ngắn từ 105 - 110 ngày, chiều cao cây 100 - 120 cm. Chất lượng gạo tốt, hạt gạo bầu, trong, cơm mềm dẻo và ngon, có mùi thơm nhẹ, năng suất đạt 68 tạ/ha.
Năm 2010, nhiều hộ dân xã Lương Thông và các xã lân cận đã mua giống lúa ĐS1 về gieo cấy. Để nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng lúa, năm 2011, UBND huyện Thông Nông giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao ĐS1 vụ mùa tại một số xã trên địa bàn huyện, nhằm phổ biến tiến bộ kỹ thuật đưa giống lúa mới vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ và mạnh dạn thâm canh gieo trồng giống mới năng suất cao, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Chị Lãnh Thị Sông, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thông Nông cho biết: Năm 2011, Trạm Khuyến nông huyện trực tiếp triển khai xây dựng mô hình sản suất hơn 60 ha lúa chất lượng cao ĐS1 vụ mùa tại các xã: Đa Thông, Lương Thông, Cần Yên, Vị Quang, với 474 hộ tham gia. Huyện hỗ trợ kinh phí theo Nghị quyết 30a của Chính phủ 920 kg giống lúa ĐS1, 5.750 kg phân bón NPK. Trạm Khuyến nông huyện cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng cho nông dân. Qúa trình triển khai thực hiện mô hình sản xuất giống lúa ĐS1 áp dụng biện pháp canh tác như giống lúa đoàn kết địa phương.
Giống lúa ĐS1 sinh trưởng, phát triển tốt ở cả ở vùng thấp và vùng cao, lá to, cây cứng, có chiều cao hơn so với giống lúa địa phương. Là giống lúa thuần ưa thâm canh, năng suất trung bình đạt 60 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 68 - 70 tạ/ha (còn giống lúa đoàn kết năng suất chỉ đạt 34 - 36 tạ/ha). Chất lượng gạo giống ĐS1 tốt, cơm mềm dẻo, ngon phù hợp với nhu cầu thị trường, giá trị thu nhập cao gấp 1,5 lần so với sản xuất lúa đoàn kết địa phương.
Mô hình giống lúa ĐS1 phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, chủ động nguồn giống tại chỗ, góp phần thay đổi nhận thức của nông dân về chuyển đổi cơ cấu giống, tập quán canh tác trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, đến năm 2012, giống lúa ĐS1 đã được nhân rộng ra 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện với tổng diện tích 120 ha. Có xóm chuyển 100% diện tích sang trồng giống lúa ĐS1.
Vụ mùa năm 2013, theo kế hoạch huyện Thông Nông tiếp tục hỗ trợ giống, phân bón theo nguồn 30a của Chính phủ cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện trồng 60 ha giống lúa ĐS1. Hiện nay, bà con đang chuẩn bị đất để gieo mạ mùa.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân và ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã triển khai thí điểm trồng rau trái vụ tại một số huyện ngoại thành. Các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả cao, mở ra hướng sản xuất mới, giúp các địa phương hoàn thành nhiều tiêu chí nông thôn mới.
Năm 2014, kế hoạch gieo trồng của huyện Chợ Mới khoảng 78.800 héc-ta lúa, màu. Huyện sẽ tập trung xuống giống dứt điểm vụ đông xuân trong tháng 12; cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, nhân rộng mô hình “Cánh đồng mẫu”; các địa phương nhanh chóng lên kế hoạch xả lũ, nạo vét kênh...
Đây sẽ là nguồn thu nhập lâu dài của các hộ tham gia dự án và là nơi tham quan học tập nghề vườn ở mỗi địa phương. Hiện có khoảng 780 hộ bước đầu có thu nhập hơn 700 triệu đồng từ vật nuôi và CAQ.
Những ruộng lạc đã đến kỳ thu hoạch ở xã Diễn Thịnh - vùng trồng lạc tập trung của huyện Diễn Châu (Nghệ An) phủ một màu đen héo úa. Vào vụ thu hoạch, nhưng nông dân không phấn khởi vì lạc bị giảm năng suất so với mọi năm...
Không như mọi ngày, sáng nay anh Lập dậy hơi muộn. Dư vị của trận nhậu tưng bừng tối hôm qua vẫn còn làm anh uể oải. Bữa tiệc do một khách hàng khao mừng việc con heo nái của mình đã hạ sinh được 14 con mà vẫn “mẹ tròn con vuông”. Đó là “thành quả” do có “tay nghề” của con heo nọc giống mà anh Lập đã nuôi dưỡng hơn hai năm nay.