Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Heo
Đó là ông Phạm Văn Hải, ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Với chuồng trại quy mô, hiện đại theo kỹ thuật mới, đầy đủ hệ thống mái che, quạt gió, thoát nước, cho ăn tự động... hiện ông đang nuôi 22 heo nái sinh sản, hơn 70 heo con và hơn 100 heo thịt.
Ông Hải cho biết, mỗi năm một heo nái sinh sản bình quân 2 lứa, mỗi lứa từ 10 - 14 con, sau 1 tháng rưỡi nuôi, ông bán một số heo con, còn lại nuôi heo thịt; nuôi trong vòng 2 tháng đến 2 tháng rưỡi có thể đạt được trọng lượng xuất chuồng từ 95 kg trở lên. Với giá cả ổn định như năm 2013 đến nay, mỗi năm trừ hết chi phí, ông còn lãi hơn nửa tỉ đồng từ bán heo con và heo thịt.
Xác định con giống đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả chăn nuôi, qua tìm hiểu, ông đã vào tận tỉnh Bình Dương để mua về 20 con heo nái sinh sản của Công ty HamBos. Sau thời gian chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, các heo nái giống đã sinh sản và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mỗi con giống từ trại nuôi heo của ông được bán với giá bình quân hơn 100 ngàn đồng/kg (mỗi con 20 kg), song không đủ cung cấp cho nhu cầu ở địa phương.
Ông Hải cho biết thêm, sau khi đàn heo đã ổn định về khâu giống, thức ăn thì khâu phòng dịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Mỗi tuần ông phun thuốc sát trùng 1 lần và làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Ông còn là “bác sĩ” phòng chống dịch bệnh cho đàn heo của mình, với cơ số thuốc khá đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm
Sự yếu kém về hạ tầng là lực cản rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiểu Tây - ngôi làng nằm trên ngọn núi Lô. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, người dân Tiểu Tây đã nhìn ra thế mạnh và biết phát huy thế mạnh từ việc trồng cỏ nuôi bò.
Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.
Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).
Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.