Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Trừ Chuột, Ốc Bươu Vàng Và Cỏ Dại Đầu Vụ Lúa Hè Thu

Phòng Trừ Chuột, Ốc Bươu Vàng Và Cỏ Dại Đầu Vụ Lúa Hè Thu
Ngày đăng: 04/06/2011

Việc phòng trừ chuột, ốc bươu vàng và cỏ dại hại lúa ở đầu vụ lúa hè thu là cần thiết và có hiệu quả vì chúng sống tập trung hơn và số lượng cỏ dại ít hơn.

lua-nilon bao quanh ruong lua
lua-chuot dong

I- PHÒNG TRỪ CHUỘT

1- Đặc điểm sinh học:

Mùa khô chúng thường sống tập trung trong hang ở các bờ mẩu, bờ đìa.

Chuột hoạt động mạnh và gây hại vào ban đêm, có thể di chuyển xa khoảng 2 km để tìm thức ăn và thường đi theo các đường mòn cố định.

Chuột rất tinh khôn và có tính đa nghi.

Chuột sinh sản 1 năm từ 3-4 lứa, mỗi lứa trung bình từ 6-10 con. Thời gian đẻ nhiều từ tháng 4-5 và tháng 11-12. Chuột con sau 2 tháng thì bắt đầu đẻ tiếp.

Chuột tấn công nhiều loại cây trồng, nhưng ăn thì ít mà phá thì nhiều. Ngoài ra còn truyền bệnh cho người.

2. Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp canh tác:

Hạn chế nguồn thức ăn của chuột:

Cố gắng gieo trồng và thu hoạch từng tiểu vùng phải tiến hành đồng loạt trong thời gian ngắn.

Hạn chế nơi cư trú và sinh sống của chuột bằng cách không để đất hoang hóa, hạn chế các cồn gò, lùm bụi... giữa các cánh đồng lúa.

Dọn sạch cỏ bờ, đốt rơm rạ để hạn chế nơi cư trú của chuột.

- Biện pháp cơ lý:

Dùng hệ thống bẫy cây trồng kết hợp với rào cản và lồng hom để bắt chuột.

Cách làm: Mỗi cánh đồng 10-15 ha, gieo 1 ruộng lúa (thơm) có diện tích 1.000 m2 thời vụ gieo sạ sớm hơn lúa đại trà 15-20 ngày, làm hàng rào ni-lông bao quanh ruộng (cao 0,7 m) và đặt từ 4-8 lồng hom để bắt chuột.

* Lưu ý: Biện pháp này có ưu điểm là chủ động, sạch môi trường, rẻ tiền, bắt chuột sống và hạn chế mật độ ngay từ đầu vụ, trong vụ và cả vụ sau. Nhưng chi phí cho 1 bẫy tương đối lớn, đòi hỏi phải có nhiều người kết hợp cùng làm.

Sử dụng các loại bẫy như: bẫy lồng, bẫy sập.

Đào hang tốt nhất tiến hành lúc chuột vào hang sinh sản.

Săn đuổi: có thể dùng chó săn bắt, hoặc dùng rào chắn và lồng hom đuổi bắt chuột.

- Biện pháp sinh học:

Bảo vệ các loài chim, thú, rắn là thiên địch của chuột như: chim cú, chim cắt, mèo, trăn, rắn...

Tăng cường nuôi các động vật ăn và săn bắt chuột như: chó, mèo, trăn, rắn...

- Biện pháp dùng thuốc:

Rat K 2%: Trộn với mồi (lúa ngâm ủ, gạo, cua, ốc...). Đặt nơi đường đi hoặc gần miệng hang chuột. Liều lượng một gói (10 g) trộn với 1 kg bả mồi.

Storm: Thuốc dạng bả viên. Đặt nơi đường đi, miệng hang, bụi rậm, nơi có chuột, đặt khoảng cách 5-10 m 1 viên, liều lượng 100 viên/ha.

Biorat: Thuốc vi sinh dạng bả mồi. Đặt nơi đường đi hoặc gần miệng hang chuột, thời gian đặt buổi chiều tối, khoảng 2-5 m 1 bả, liều lượng 25-50 g/bả.

* Lưu ý: Các loại thuốc chuột đều rất độc cho người và gia súc, nên chỉ sử dụng khi thật cần thiết và trước khi đặt phải thông báo rộng rãi cho mọi người xung quanh khu vực biết, sau mỗi buổi sáng phải thu gom lại, khi tiếp xúc với thuốc phải mang găng tay.

II- PHÒNG TRỪ ỐC BƯƠU VÀNG

1- Đặc điểm sinh học:

Ốc bươu vàng là loại ốc có con đực và con cái. Ốc cái thường lớn nhanh hơn ốc đực. Khi ốc trưởng thành, nắp miệng ốc đực vểnh lên, trên nắp miệng có những đường vạch đen, trong khi đó ốc cái có nắp miệng rộng và lõm. Ốc cái trưởng thành nhìn qua vỏ mỏng có thể thấy buồng trứng màu hồng bên trong. Chúng là loại ốc sống ở nước ngọt.

2- Biện pháp phòng trừ:

Đặt phên lưới chắn các luồng nước ra vào để bắt ốc ở đó.

Bắt ốc và diệt trứng ở các ao, mương bao theo khuông hộ gia đình, dùng đèn soi bắt ốc ban đêm.

* Chỉ dùng thuốc khi cần thiết nếu có mật sốc ốc cao trên 5 con/m2. Dùng một trong các loại thuốc sau:

Deadline Bullets: Liều lượng 10-15 kg/ha (Deadline 40%).

Padan 4H: Liều lượng 30-40 kg/ha (Vicarp)

* Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc cần tháo cạn nước chỉ còn 5-7 cm thuốc mới đạt hiệu quả cao.

III- PHÒNG TRỪ CỎ DẠI

Cỏ dại tranh chấp thức ăn với cây lúa, là nơi trú ẩn của mầm sâu bệnh và làm giảm giá trị nông sản.

Trên ruộng lúa cỏ dại gồm 3 nhóm:

Nhóm cỏ hòa bản: Lá dài, hẹp, có gân song song, thân cỏ toàn rỗng, có đốt (lóng), lá xếp trên thân thành 2 hàng 2 bên, ví dụ: cỏ gạo, cỏ đuôi phụng...

Nhóm cỏ lác: Lá dài, hẹp có gân song song, thân cỏ có hình tam giác, đặc không có đốt (lóng), lá đính trên đầu thân xếp thành 3 hàng, ví dụ: cỏ cháo, cỏ chác, cỏ lác...

Nhóm cỏ lá rộng: Lá bề ngang rộng có nhiều hình dạng và cách sắp xếp của lá trên thân khác nhau tùy từng loại cỏ, ví dụ: cỏ bồng bồng (xà bông), cỏ đồng tiền, rau mác, rau bợ...

Biện pháp phòng trừ:

Cày ải phơi đất để diệt mầm móng cỏ dại.

Làm cỏ bằng tay và công cụ.

Sử dụng thuốc diệt cỏ khi mật độ cỏ nhiều./. v


Có thể bạn quan tâm

Trái Cây Giảm Giá Trái Cây Giảm Giá

Do nguồn cung tăng, giá bán lẻ nhiều loại trái cây như: cam, quýt, bưởi, mận, xoài, nho… hiện giảm 3.000- 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

19/11/2013
Ngư Dân Trúng Cá Mè Ngư Dân Trúng Cá Mè

Những ngày qua, hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ, cá mè theo dòng nước ra sông nên ngư dân các xã Tam Phú, phường Hòa Hương (TP.Tam Kỳ), Núi Thành (Quảng Nam) được mùa đánh bắt.

20/11/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Mưa Bão Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Mưa Bão

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lụt mới đây, nhiều hộ nuôi tôm, cua… tại phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã rơi vào cảnh trắng tay. Ngành chức năng đã khuyến cáo không tiếp tục thả nuôi trong thời gian mưa bão, nhưng với hy vọng mong manh rằng thời tiết sẽ thuận nên người nuôi đã phải gánh chịu thiệt hại.

20/11/2013
Manh Nha Mô Hình Nuôi Động Vật Hoang Dã Manh Nha Mô Hình Nuôi Động Vật Hoang Dã

Nói về mô hình nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nhận định: Các mô hình này rất có tiềm năng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã xây dựng NTM trong tương lai…

20/11/2013
90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy 90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

20/11/2013