Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Cà Phê, Cao Su

Làm Giàu Từ Cà Phê, Cao Su
Ngày đăng: 24/04/2012

Năm 1975, trong đoàn quân rời thủ đô vào chiến trường Tây Nguyên có cô quân y Nguyễn Thị Vân vừa tròn 19 tuổi. Chị về quê lập gia đình. Chị bàn với chồng, chọn cách đi lên từ nông nghiệp.

Năm 1975, chiến tranh giải phóng miền Nam bước vào những ngày gấp rút, trong đoàn quân rời thủ đô vào chiến trường Tây Nguyên có cô quân y Nguyễn Thị Vân vừa tròn 19 tuổi. Sau thời gian phục vụ trong quân đội, chị về quê lập gia đình. Chị bàn với chồng, chọn cách đi lên từ nông nghiệp.

"Năm 1990, vợ chồng tôi gom góp tất cả số tiền dành dụm mua được 2 sào đất và nhận thầu 1ha cà phê cằn cỗi của Binh đoàn 15. Chúng tôi bắt tay vào cải tạo đất và phục hồi số cà phê xấu. Những thành quả lao động đầu tiên dù nhỏ nhưng đã giúp tôi quyết tâm mở rộng diện tích đất sản xuất"- chị Vân - hội viên Chi hội ND tổ 12, phường Yên Thế, TP.Pleiku (Gia Lai) kể.

Năm 1993, chị vay mượn khắp nơi, liều mình đấu thầu hết 10ha đất trồng cà phê, 10ha đất trồng cao su của Binh đoàn 15 theo diện phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Chị đã đúng khi chọn hai cây trồng chủ lực trên đất Tây Nguyên để thực hiện ước mơ làm giàu. Do áp dụng tiến bộ KHKT, trang trại của chị ngày một phát triển, lợi nhuận ngày mỗi cao.

Chị Vân chia sẻ: "Ngày trước, mình chỉ biết cuốc đất bằng tay nhưng nay còn phải biết cuốc đất bằng cái đầu". Hiện nay, trang trại của chị mỗi năm thu về trung bình 170 tấn cà phê tươi. Sau khi trừ mọi chi phí sản xuất, cho lãi khoảng 600 triệu đồng. Nguồn thu từ 10ha cao su cho lãi xấp xỉ 1 tỷ đồng. Nhờ vậy, chị đang sở hữu hai ngôi nhà khang trang tại nông trang phục vụ cho việc sản xuất và một "thủ phủ ngoài phố" phục vụ sinh hoạt của gia đình.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, trang trại của chị còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 15- 20 lao động. Vào mùa, số nhân công lên tới cả trăm người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân mỗi lao động từ 3,6- 6 triệu đồng/tháng…

Dù đã gần tuổi lục tuần, nhưng tâm huyết với trang trại của chị vẫn nguyên như ngày son trẻ. 10 năm liền chị là hội viên xuất sắc của Chi hội ND tổ 12. Theo anh Nguyễn Văn Bi - Chi hội phó Chi hội ND tổ 12, chị Vân luôn đi đầu trong các phong trào của Hội ND, đặc biệt là phong trào SXKD giỏi. Chị là phụ nữ duy nhất đại diện cho ND Gia Lai về thủ đô dự Hội nghị ND SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới.

Có thể bạn quan tâm

Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Lỗ Nặng Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Lỗ Nặng

Ông Trương Ngọc Phong ở thôn Diêm Hội (xã An Hòa) cho biết: “Gia đình tôi thả 30 vạn tôm thẻ chân trắng cách đây 70 ngày, do tôm bị bệnh dịch nên phải bắt “non”, hao hụt hết 6 vạn. Nếu tôm không bệnh thì giá bán khoảng 100.000 đồng/kg nhưng do bệnh dịch, tôm lớn bị chết nên thương lái ép giá còn 80.000 đồng/kg.

20/06/2014
Xác Định Sản Phẩm Chủ Lực Để Tăng Năng Lực Xuất Khẩu Xác Định Sản Phẩm Chủ Lực Để Tăng Năng Lực Xuất Khẩu

Ngày (22/5), tại TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức phiên họp của Ban Tư vấn Chương trình và các Nhóm Công tác Kỹ thuật Thông tin Thương mại lần III.

23/05/2014
Giá Mãng Cầu Xiêm Tuột Dốc Giá Mãng Cầu Xiêm Tuột Dốc

Ông Nguyễn Văn An, nông dân trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông cho biết, hiện nay các thương lái thu mua mãng cầu xiêm tại vườn với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng trái), giảm mạnh so với mức hơn 22.000 đồng/kg trong tháng trước. Ở địa phương này, năng suất mãng cầu xiêm bình quân đạt 16 - 18 tấn/ha, lợi nhuận từ vườn mãng cầu xiêm có thể đạt từ 100-200 triệu đồng/ha.

20/06/2014
Agribank Khánh Hòa Đẩy Mạnh Cho Vay Nuôi Trồng Thủy Sản Agribank Khánh Hòa Đẩy Mạnh Cho Vay Nuôi Trồng Thủy Sản

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Agribank Khánh Hòa cho biết: Hàng năm dư nợ của chúng tôi cho người nuôi trồng thủy sản luôn đạt mức trên 300 tỷ đồng, riêng năm 2013 đạt 319 tỷ đồng với trên 3.300 khách hàng. Được biết hầu hết người dân nuôi trồng thủy sản đều sử dụng đồng vốn hiệu quả và hầu như không có nợ xấu.

23/05/2014
Trăn Trở Vì Tôm Thẻ Chân Trắng Trăn Trở Vì Tôm Thẻ Chân Trắng

Dự án Hệ thống thủy lợi Cầu Sập được triển khai, tuyến đê ven sông Hàm Luông định hình. Những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê, ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển. Phần đất nằm phía trong tuyến đê, được ngọt hóa tức ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm biển.

21/06/2014