Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công

Ông Quang kể: Lúc đầu tui xây chuồng trại dã chiến tại gia đình nuôi chừng vài chục con, thấy hiệu quả nên thuê đất mở trang trại, ban đầu nuôi 100- 120 con heo/lứa, nuôi 3 lứa/năm. Đến năm 2007 tui hợp đồng với Công ty cổ phần nuôi gia công từ 400 con/lứa (mỗi năm nuôi 2 lứa), sau tăng lên 600 - 700 con/lứa. Từ năm 2014 đến nay tui thuê thêm một trang trại nữa có cơ ngơi sẵn nên nuôi tăng đàn lên 1.000 con/lứa (2 lứa/năm). Sau khi trừ chi phí, năm 2014 lãi 850 triệu đồng; 6 tháng đầu năm nay lãi trên 400 triệu đồng.
Ở trang trại nuôi heo của ông Quang, cứ mỗi dãy chuồng đều có hồ nước để heo tắm, máng ăn thì tự động, hệ thống nước cho heo uống đều bằng vòi bảo đảm vệ sinh. Heo con trước khi thả vào nuôi đều tiêm phòng đầy đủ, nhờ vậy dịch bệnh không xảy ra. Để tránh ô nhiễm môi trường, trang trại xây hầm biogas, tận dụng khí gas đun nấu, thắp sáng.
Trang trại giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động, với mức lương từ 3,2 - 4 triệu đồng/người/tháng. Ông Quang luôn giúp đỡ các hộ nghèo ở địa phương về kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi; cho mượn vốn đầu tư nuôi heo để thoát nghèo. Năm 2011 - 2012, ông đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thị xã; từ năm 2013 đến nay là Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được UBND tỉnh tặng Bằng khen, UBND thị xã An Nhơn tặng Giấy khen.
Có thể bạn quan tâm

Tôm nuôi đang chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị khiến người dân miền Trung thấp thỏm khi hàng vạn hécta ao hồ nước nợ tại đây vừa xuống giống vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013.

Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi rút gây bệnh cúm xuất hiện thêm nhiều nhánh, chủng mới, ngành thú y và người chăn nuôi trong tỉnh Phú Yên đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, nhất là trong mùa vịt chạy đồng.

Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…

Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.